Thứ năm, 21/11/2024

Vì sao lãi suất "thủng đáy" nhưng tiền gửi vẫn tăng kỷ lục?

29/12/2023 10:22 AM (GMT+7)

Gần hết tháng 12 nhưng các ngân hàng vẫn chưa dừng việc giảm lãi suất, tiền gửi người dân vào ngân hàng tăng kỷ lục trong năm nay. Chuyên gia cho rằng, lượng tiền gửi ngân hàng tăng cao phần nào cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng trong việc dịch chuyển sang các kênh khác.

Nhóm ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV) dẫn đầu về giảm lãi suất huy động. Ngày 28/12, ngân hàng Agribank giảm lãi suất lần thứ 3 kể từ đầu tháng 12. Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến, kỳ hạn 1 và 2 tháng giảm 0,2% chỉ còn 2%/năm. Agribank giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn còn lại.

Trước đó ngày 22/12, Agribank giảm 0,5% lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng, đồng thời giảm mạnh 0,8% kỳ hạn 3-5 tháng và giảm 0,6% kỳ hạn 6-9 tháng.

Vì sao lãi suất "thủng đáy" nhưng tiền gửi vẫn tăng kỷ lục? - Ảnh 1.

Lãi suất huy động ngân hàng liên tục giảm dù gần hết năm 2023. Ảnh: Ngọc Mai.

VietinBank cũng chính thức giảm lãi suất huy động các kỳ hạn tiền gửi từ 1-9 tháng. Kỳ hạn 1 và 2 tháng giảm 0,4% xuống 2,2%/năm. Kỳ hạn từ 3 đến 5 tháng giảm mạnh 0,5% xuống 2,5%/năm.

Tương tự, nhà băng này cũng mạnh tay điều chỉnh giảm 0,5% lãi suất tiền gửi đối với kỳ hạn từ 6-9 tháng xuống chỉ còn 3,5%/năm. Kỳ hạn từ 12 đến 18 tháng giữ nguyên 5%/năm, 24-36 tháng giữ nguyên 5,3%/năm.

Hiện lãi suất huy động thấp nhất vẫn thuộc về Vietcombank với 1,9%/năm, kỳ hạn 1-2 tháng. Lãi suất huy động cao nhất tại Vietcombank chỉ 4,8%/năm đối với kỳ hạn 12-24 tháng.

Lãi suất huy động cao nhất trong nhóm 4 ngân hàng này là 5,3%, được cả ba ngân hàng còn lại áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn từ 24-36 tháng.

Một ngân hàng yếu kém đang trong diện kiểm soát đặc biệt cũng “đua” giảm lãi suất huy động với nhóm quốc doanh là ngân hàng SCB. Nhà băng này vừa tiếp tục giảm lãi suất huy động về gần bằng với Vietcombank. Đây cũng là lần hạ lãi suất thứ 3 kể từ đầu tháng.

Cụ thể, SCB giảm 0,3% kỳ hạn từ 1-11 tháng. Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng còn 1,95%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,25%/năm, kỳ hạn 6-11 tháng còn 3,25%/năm. SCB giữ nguyên mức lãi suất 4,85%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12-36 tháng.

Ngân hàng MSB giảm lãi suất huy động lần thứ 2. MSB giảm lên đến 1,3% khiến cho một số kỳ hạn dài từ 6,2%/năm, chỉ còn 4,9%/năm.

Lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng giảm 0,3% xuống còn 3,5%/năm. Kỳ hạn 6-8 tháng giảm 0,5% và kỳ hạn 9-11 tháng giảm mạnh 1,2% về mức 4,2%/năm. Kỳ hạn từ 12-13 tháng giảm 0,6% xuống còn 4,9%/năm.

Theo thống kê kể từ đầu tháng đến nay đã có 22 ngân hàng giảm lãi suất huy động là: HDBank, Techcombank, Eximbank, KienLongBank, SCB, PGBank, MB, MSB, NamA Bank, ABBank, Vietcombank, BIDV, VIB, VPBank, TPBank, Saigonbank, VietBank, ACB, VietinBank, Agribank, LPBank, SeABank.

Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước , lượng tiền gửi của cư dân và các tổ chức kinh tế vẫn đạt gần 12,7 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,3% so với đầu năm và là mức tiền gửi cao nhất lịch sử ngành ngân hàng.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Việt Dũng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng - cho biết, mức lãi suất huy động các ngân hàng đang ở mức thấp lịch sử tại các kỳ hạn. Thống kê cho thấy, mức huy động 12 tháng trung bình toàn hệ thống hiện ở ngưỡng 5%, giảm mạnh từ mức 6,2% vào trung tuần tháng 8. Kỳ hạn ngắn hạn cũng chứng kiến các mức giảm đáng kể.

Ông Dũng cho rằng, lượng tiền gửi ngân hàng vẫn tăng cao, phần nào cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng trong việc dịch chuyển sang các kênh khác như bất động sản hay chứng khoán... sau loạt sự kiện vừa qua.

Bên cạnh đó, 2024 dự kiến còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong thời gian vừa qua, với sự nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan quản lý, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay vẫn duy trì được xu hướng hướng quý sau cao hơn quý trước. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 ước đạt 5-5,5%. Con số này mặc dù cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới, nhưng Việt Nam đã không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%.

"Dự kiến trong năm 2024, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn khi năng lực hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vẫn ở mức thấp; nợ xấu có xu hướng gia tăng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng… Trên thế giới, xung đột địa chính trị thế giới vẫn tiếp tục phức tạp và khó lường cũng như môi trường kinh doanh còn nhiều bất ổn. 

Do đó, dù lãi suất tiền gửi thấp nhưng người dân vẫn hướng dòng tiền vào kênh tiết kiệm nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, chờ đợi cơ hội kinh doanh rõ ràng hơn", ông Dũng nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.