Thứ sáu, 22/11/2024

Viettel sở hữu gì để vào nhóm đầu ngành viễn thông thế giới?

03/06/2024 7:54 AM (GMT+7)

Mạng Metfone của Viettel liên tục khẳng định vị trí top đầu thị trường Campuchia trong nhiều năm. Ngoài ra, Viettel giành được ví trí thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới trong Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu 2024 của Brand Finance từ Anh quốc.

Viettel số 1 ở 7 thị trường nước ngoài

Mạng Movitel mới vươn lên dẫn đầu Mozambique ở châu Phi, giúp Viettel Global (tức Viettel quốc tế) có 7 trong tổng số 10 thương hiệu viễn thông đứng đầu thị phần các nước sở tại.

Bảy thương hiệu viễn thông của Viettel Global đứng đầu tại các thị trường nước ngoài gồm Movitel (Mozambique), Lumitel (Burundi), Telemor (Đông Timor), Metfone (Campuchia), Mytel (Myanmar), Unitel (Lào) và Natcom (Haiti).

Theo Viettel Global, trong 5 năm qua, doanh thu dịch vụ của Movitel tăng trưởng trên 20%. Bốn tháng đầu năm 2024, Movitel tăng trưởng 26,7 % so với cùng kỳ 2023. Số thuê bao đạt 11,7 triệu. Doanh thu ví điện tử e-Mola tại Mozambique tăng trưởng 230 % so với cùng kỳ, lũy kế đạt gần 6 triệu thuê bao, đưa tỷ lệ thuê bao ví này trên tổng thuê bao di động đạt 81%.

Viettel Global cho biết Mozambique là một trong những thị trường khó chinh phục nhất. Viettel Global và tập đoàn Viettel quyết định dùng 4G làm lợi thế cạnh tranh. Sau 12 năm kinh doanh, Movitel đã giành được ngôi vị cao nhất.

Tại Burundi cũng ở châu Phi, Lumitel đã vươn lên vị trí số 1 chỉ sau 6 tháng kinh doanh. Theo Viettel, Lumitel hiện nay giữ vị trí số 1 về thị phần tất cả các lĩnh vực di dộng với 65%, ví điện tử với 81% và cố định băng rộng với 43%.

Tại các thị trường nước ngoài, Metfone là thương hiệu lãnh ấn tiên phong cho Viettel trong chiến lược mở rộng quốc tế. 

Viettel sở hữu gì để vào nhóm đầu ngành viễn thông thế giới?- Ảnh 1.

Brand Finance: Metfone là thương hiệu viễn thông giá trị nhất tại Campuchia năm 2016.

Bắt đầu triển khai kinh doanh từ năm 2006 với dịch vụ VoiP và chính thức khai trương cung cấp dịch vụ viễn thông vào ngày 19/02/2009 tại Campuchia. Metfone đã trở thành thương hiệu viễn thông giá trị nhất tại Campuchia năm 2016, theo xếp hạng của Brand Finance.

Theo Viettel Global, đến nay Metfone vẫn giữ vững vị thế với 42% thị phần dịch vụ di động và 62% dịch vụ cố định băng rộng.

Telemor, nhà mạng của Viettel tại Đông Timor, mất 1 năm để chiếm thị phần số 1 cả về hạ tầng và thuê bao. 

Viettel - thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu

 Giữ cam kết trong chuyển đổi số và phát triển bền vững, Viettel đã vươn lên vị trí thứ hai thương hiệu viễn thông mạnh nhất thế giới, Brand Finance công bố cuối tháng 3/3024.

Viettel sở hữu gì để vào nhóm đầu ngành viễn thông thế giới?- Ảnh 2.

Viettel trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới năm 2024 theo đánh giá của Brand Finance.

Qua mặt nhiều nhà công ty viễn thông lớn thế giới như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Saudi), Viettel nằm vị trí thứ 2, chỉ sau tập đoàn viễn thông Etisalat của Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất UAE.

Bảng xếp hạng của Brand Finance cho thấy chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index - BSI) của Viettel đạt 89,4/100, xếp hạng AAA. Đây là mức cao nhất trong các năm và tăng 4,2 điểm so với năm 2023.

BSI được xác định dựa trên kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá các thuộc tính bao gồm Cảm nghĩ của khách hàng về thương hiệu (nhận thức, yêu mến…) và Hành vi của khách hàng với thương hiệu (sử dụng các sản phẩm dịch vụ, sẵn sàng giới thiệu đến người khác, sẵn sàng trả giá cao….).

Chỉ số BSI là yếu tố quan trọng nhất tạo nên giá trị thương hiệu xấp xỉ 9 tỷ USD của Viettel, giúp Viettel giữ vững ngôi vị thương hiệu viễn thông số 1 tại Đông Nam Á, xếp hạng thứ 9 tại châu Á và thăng một hạng trên thế giới lên bậc 16 về giá trị thương hiệu.

Người lao động là bí quyết cho Viettel

Trình bày tham luận tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" gần đây, bà Vũ Thị Mai, Giám đốc Nhân sự Viettel, cho biết trong suốt lịch sử 35 năm phát triển của Viettel để trở thành tập đoàn kinh tế có giá trị thương hiệu số 1 Việt Nam và thuộc top đầu trong ngành viễn thông thế giới, người lao động luôn là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng để đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.

Theo bà Mai, việc duy trì năng suất lao động cao là một trong những cơ sở để Chính phủ Việt Nam cho phép thí điểm cơ chế tiền lương riêng cho Viettel. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp tập đoàn có được những thành tựu như ngày hôm nay.

Năm 2023, năng suất lao động theo doanh thu của toàn tập đoàn là hơn 4,1 tỷ đồng/người/năm; trong một số lĩnh vực của tập đoàn như viễn thông, công nghệ số thì con số này là hơn 9 tỷ đồng/người/năm, tương đương với các doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới cùng lĩnh vực (như công ty Orange của Pháp và Telefonica của Tây Ban Nha.

Về nhân sự, bà Mai cho biết chất lượng nguồn nhân lực mang ý nghĩa quyết định đến việc thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động. Viettel chú trọng lựa chọn những nhân sự phù hợp trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Bà khẳng định việc tuyển dụng hay bổ nhiệm cán bộ quản lý ngoài dựa trên năng lực, thành tích thì cần cả yếu tố phù hợp với văn hóa. Nhờ đó, Viettel luôn tuyển chọn được các nhân sự không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có tinh thần sẵn sàng dấn thân, cống hiến.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội -- Viettel -- đang sở hữu đội ngũ hàng ngàn nhân sự chất lượng cao trong các ngành viễn thông, làm chủ việc thiết kế, vận hành mạng lưới trên toàn cầu, các công nghệ 4G, 5G; hay đội ngũ 300 chuyên gia có tuổi đời rất trẻ nhưng đã giành được nhiều giải thưởng uy tín trên thế giới.

Viettel sở hữu gì để vào nhóm đầu ngành viễn thông thế giới?- Ảnh 5.

Kỹ thuật viên Viettel Telecom kiểm tra định kỳ mạng 5G của Viettel. Nguồn: Viettel Telecom

Bà Mai cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ. Vì vậy, Viettel luôn ý thức chuyển đổi số mạnh mẽ, áp dụng những công nghệ mới nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: AI, phân tích dữ liệu lớn để nâng cao năng suất lao động.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.