Gây chú ý nhất trên thị trường bán lẻ hiện nay là Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG), khi "ông lớn" này đang sắp xếp lại nhiều chuỗi cửa hàng, trong đó, Bách Hóa Xanh đang được quan tâm nhiều nhất.
Chỉ trong vòng khoảng 2 tháng qua, Thế Giới Di Động đã đóng hơn 300 cửa hàng Bách Hóa Xanh. Trong đợt dịch Covid-19 nặng nề nhất vào năm ngoái, nhiều gia đình Việt đã quen với chuỗi cửa hàng thực phẩm này, bởi sự tiện lợi cũng như lùm xùm bán giá quá cao.
Vì vậy, từ đầu tháng 7, khi râm ran nhiều cửa hàng xả kho và đóng cửa hàng trăm điểm bán, sự chú ý càng đổ dồn về Bách Hóa Xanh.
Chỉ trong vòng khoảng 2 tháng qua, Thế Giới Di Động đã đóng hơn 300 cửa hàng Bách Hóa Xanh. Ảnh: Hồng Phúc
Mới đây, nhiều người còn phát hiện website thương hiệu thời trang AVAFashion của Thế Giới Di Động đã ngưng hoạt động. Phía Thế Giới Di Động cũng xác nhận tạm đóng chuỗi cửa hàng thời trang AVAFashion và trang sức thuộc chuỗi AVAJi.
Nửa đầu tháng 7, mã cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động chìm trong sắc đỏ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/7, thị giá cổ phiếu MWG chỉ còn 61.500 đồng/cổ phiếu.
Vốn hóa của Thế Giới Di Động trong nửa tháng qua "bay" 14.600 tỷ đồng, xuống chỉ còn hơn 90.000 tỷ đồng, tương đương mức giảm 14% so với cuối tháng 6. Đây là mức thấp nhất gần như một năm qua của đại gia bán lẻ này.
Cũng ở mảng bán lẻ điện thoại, FPT Retail ghi nhận tín hiệu không tích cực trên sàn chứng khoán. Chốt phiên cuối tuần ngày 15/7, mã FRT chỉ còn 73.300 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của FRT giảm 2.100 tỷ đồng, mất 20% giá trị trong nửa đầu tháng 7.
Một số doanh nghiệp khác có tham gia vào mảng bán lẻ cũng rơi vào tình hình không được sáng sủa. Thị giá cổ phiếu mã MSN của Công ty CP Tập đoàn Masan từ mức 109.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 1/7 giảm còn 101.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/7.
Vốn hóa Masan còn 144.000 tỷ đồng, giảm 15.400 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 6, tương ức mức giảm 9,6%.
Vốn hóa của Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận giảm 3.600 tỷ đồng, tương ứng 12% trong nửa đầu tháng 7.
Thị trường bán lẻ điện thoại, điện máy đang bước vào giai đoạn bão hòa. Ảnh: Phúc Minh
Theo các chuyên gia, ngành hàng điện máy, điện thoại trong năm nay không nhiều triển vọng. Một mặt, thị trường này đã bước vào giai đoạn bão hòa, mặt khác, sau khi nhu cầu mua laptop tăng vọt vào năm ngoái do Covid-19 thì sẽ lắng xuống.
Điều này tác động trực tiếp tới doanh nghiệp kinh doanh cốt lõi điện thoại, điện máy.
Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, doanh thu quý II/2022 mảng điện thoại và điện máy của Thế Giới Di Động được dự phóng khoảng 27.100 tỷ đồng, giảm khoảng 10% so với quý I. Doanh thu FPT shop dự phóng đạt 4.650 tỷ đồng, giảm 15% so với quý trước.
Theo đơn vị này, sau khi nhu cầu mua sắm laptop, các thiết bị điện tử khác dần bình thường hóa trở lại sau mua cao điểm đầu năm và do sức mua bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Về bán lẻ hàng tiêu dùng, thị giá cổ phiếu và vốn hóa các "ông lớn" trong ngành dường như đang đi ngược bức tranh tăng trưởng khả quan của ngành bán lẻ trong nước. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn một năm kể từ khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra, một thực tế dễ thấy với các doanh nghiệp nước ngoài tại Nga là: Rời khỏi nước này không hề đơn giản...
Thành công trong việc khai phá thị trường giao nhận đồ ăn với Foody, Đặng Hoàng Minh tiếp tục khởi nghiệp với Cooky, kỳ vọng vào một mô hình kinh doanh mới.
Hàng nghìn người dân đổ về chùa Pháp Hoa (quận 3, TP.HCM) để check-in với không gian lung linh của hơn 1.500 lồng đèn nhân dịp kỷ niệm Lễ Phật đản Phật lịch 2567.
Các món ăn truyền thống Việt Nam, ngày càng được khách hàng quốc tế biết đến như phở, bún, bánh cuốn, bánh mì… đang đứng trước cơ hội vàng để bước ra thế giới thông qua nhượng quyền.
Nhu cầu cao của thị trường dành cho bộ vi xử lý H100 của Nvidia đã giúp giá trị của doanh nghiệp này tăng vọt, tiệm cận mức 1.000 tỷ USD.
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, đây là giải pháp thường được người chăn nuôi chọn khi thị trường ảm đạm.