Tại diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 vừa diễn ra ngày 9/9, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã có nhiều đề xuất với ngành hải quan để tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.
Đáng chú ý, “vua hàng hiệu” đã có đề xuất liên quan chính sách bán lẻ trong khu thương mại tự do và khu phi thuế quan. Đây cũng là lĩnh vực quan trọng mà tập đoàn của ông hướng đến.
Theo ông, gần đây nhiều khu thương mại tự do và khu phi thuế quan đã và đang được hình thành nhưng thiếu nhiều cơ chế chính sách mang tính ưu đãi hấp dẫn.
Vì vậy, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đề xuất ngành hải quan tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách thương mại bán lẻ rõ ràng, hợp lý, bao gồm việc thiết lập định mức mua hàng miễn thuế có tính cạnh tranh so với quốc tế và khu vực.
Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương cho rằng việc nhằm thúc đẩy du lịch trong và ngoài nước, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bắt kịp với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia… Các quốc gia này có những chính sách liên quan khu thương mại tự do và khu phi thuế quan hấp dẫn, đang được áp dụng hiệu quả.
Theo ông Hạnh, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao ngành hải quan vì đã rất cầu thị, lắng nghe từ các doanh nghiệp, các chuyên gia và các cơ quan quản lý về những tâm tư, vướng mắc, bất cập trong các chính sách pháp luật.
Từ đó, phía ngành hải quan đã có các kiến nghị với các cấp có thẩm quyền, sửa đổi, bổ sung nhằm ngày càng hoàn thiện các chính sách.
Dù vậy, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương tiếp tục đề xuất ngành hải quan cần hoàn thiện hơn nữa khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (SAFE) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) để Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.
Ngoài ra, ngành hải quan cần đơn giản hóa thêm thủ tục hơn nữa để tiết kiệm thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp; tăng cường giám sát và kiểm tra việc chống gian lận thương mại, giúp bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và ổn định.
Trong bối cảnh hiện nay, ngành hải quan cũng phải tăng cường tự động hóa và triển khai trí tuệ nhân tạo (AI); đặc biệt lưu ý các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ khẳng định một trong các mục tiêu đã được đề ra trong chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 là nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan.
Ngành hải quan cũng sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.