Thứ tư, 09/10/2024

90% sản phẩm động vật tiêu thụ tại TP.HCM có nguồn gốc từ các tỉnh

27/06/2024 12:18 PM (GMT+7)

Nguồn động vật được nuôi trên địa bàn TP.HCM cung cấp cho thị trường chỉ chiếm khoảng 10 - 15%, còn lại là sản phẩm động vật từ các tỉnh, đưa về thành phố để giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ.

Bà Lê Đinh Hà Thanh - Chi cục phó Chi cục chăn nuôi và thú y TP.HCM cho biết, TP.HCM hiện là nơi tiêu thụ sản phẩm động vật lớn nhất cả nước, với nhu cầu tiêu thụ thịt tươi hàng ngày khoảng 120 con trâu, bò; 125.000 con gia cầm và 10.000 con heo.

Trong đó, nguồn động vật được nuôi trên địa bàn thành phố cung cấp cho thị trường chiếm khoảng 10-15%, còn lại là nguồn động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh đưa về thành phố để giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ.

90% sản phẩm động vật tiêu thụ tại TP.HCM có nguồn gốc ở tỉnh- Ảnh 1.

85 - 90% sản phẩm động vật tiêu thụ tại TP.HCM có nguồn gốc từ các tỉnh khác. Ảnh minh họa: P.M

Từ ngày 1/4/2023 đến nay, TP.HCM đã đưa vào hoạt động các nhà máy giết mổ gia súc tập trung, theo hướng công nghiệp. Toàn thành phố có 7 cơ sở giết mổ, trong đó có 5 nhà máy giết mổ gia súc tập trung, công nghiệp và 1 cơ sở giết mổ gia súc tại huyện Cần Giờ, 1 trung tâm giết mổ gia cầm.

7 cơ sở này mỗi đêm giết mổ bình quân 5.500 - 6.000 con heo, 7-10 con bò và 75.000 - 80.000 con gà. Trong đó, lượng giết mổ heo chiếm khoảng 60% tổng nguồn cung thịt heo trên thị trường thành phố.

Theo Chi cục phó Chi cục chăn nuôi và thú y TP.HCM, hiện nay, các nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp trên địa bàn thành phố hiện vận hành đạt bình quân khoảng 50% công suất thiết kế. Các đơn vị này, vẫn đang tích cực chủ động tìm thêm đối tác để hợp tác giết mổ gia súc nhằm đảm bảo công suất giết mổ đạt từ 80 - 100% theo định hướng.

Trong tháng 5/2024, Chủ tịch UBND TP.HCM đã có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai các biện pháp quản lý giá, cung cầu hàng hóa trên thị trường.

Lãnh đạo thành phố giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND TP.Thủ Đức và UBND các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các điểm buôn bán tự phát xung quanh chợ truyền thống, chợ đầu mối và khu dân cư.

Tăng cường kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông hàng hóa trên thị trường, đảm bảo cung - cầu hàng hóa; thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp điều hành thị trường và điều tiết cung - cầu, từ đó ổn định giá cả mặt hàng thịt heo.

Về công tác dịch tễ, bà Thanh cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, TP.HCM đã lấy 738 mẫu swab xét nghiệm vi-rút cúm gia cầm và không phát hiện mẫu dương tính. Trong 125 mẫu swab xét nghiệm vi-rút Niu-cát-xơn, phát hiện 16,8% mẫu dương tính, tuy nhiên qua giám sát lâm sàng, không ghi nhận trường hợp gia cầm có dấu hiệu bệnh lý.

Trong 125 mẫu máu kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc-xin Niu-cát-xơn, tỷ lệ bảo hộ đạt 79,2%.

Ngành thú y thành phố cũng thực hiện xét nghiệm 80 mẫu gộp giám sát bệnh Dịch tả heo Châu Phi.

Trong đó có 50 mẫu trên nguồn heo từ các tỉnh đưa về giết mổ tại các cơ sở giết mổ của thành phố và từ nguồn sản phẩm động vật các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ qua các Trạm Kiểm dịch động vật. Kết quả, không phát hiện mẫu dương tính.

90% sản phẩm động vật tiêu thụ tại TP.HCM có nguồn gốc ở tỉnh- Ảnh 3.

Hoạt động giết mổ công nghiệp tại TP.HCM chỉ đạt 50% công suất. Ảnh: A.H

Trong 90 mẫu giám sát vi-rút cúm lợn lấy trên nguồn động vật từ các tỉnh đưa về thành phố để giết mổ do tổ chức CDC Hoa Kỳ tài trợ năm 2024, cũng không phát hiện mẫu có kết quả dương tính.

Đối với 120 mẫu giám sát vi-rút cúm gia cầm và vi-rút Niu-cát-xơn tại 8 nhà yến nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ, sau xét nghiệm không phát hiện mẫu dương tính.

“Hiện nay, TP.HCM được công nhận là vùng an toàn dịch đối với bệnh dại trên chó, mèo và bệnh cúm gia cầm; vùng an toàn dịch bệnh cấp xã gồm 15 xã”, bà Thanh cho biết.

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là chăn nuôi quy mô nông hộ chiếm khoảng 79,07% (6.208/7.851 cơ sở); quy mô trang trại nhỏ chiếm 17,72% (1.391/7.851 cơ sở); quy mô trang trại vừa chiếm 2,97% (233/7.851 cơ sở) và quy mô trang trại lớn chiếm 0,24% (19/7.851 cơ sở).

Tổng đàn gia súc, gia cầm của thành phố tính đến ngày 13/6/2024 là 118.301 con heo (kể cả heo con theo mẹ: 14.333 con)/ 1.163 hộ, cơ sở; tổng đàn trâu, bò là 71.187 con/6.766 hộ, cơ sở. Tổng đàn gia cầm là 212.397 con/tại 11 hộ và có 734 nhà gây nuôi chim yến.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM: Nguồn cung bất động sản mới nhỏ giọt, phân khúc nào là tâm điểm?

TP.HCM: Nguồn cung bất động sản mới nhỏ giọt, phân khúc nào là tâm điểm?

Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Savills Việt Nam đã cung cấp một số diễn biến đang chú ý của phân khúc nhà phố/biệt thự tại TP.HCM sau nhiều quý ghi nhận tình hình hoạt động trầm lắng.

  Khởi sắc thu hút FDI của Việt Nam vào công nghệ cao

Khởi sắc thu hút FDI của Việt Nam vào công nghệ cao

Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.

Công khai người bỏ cọc đấu giá đất, liệu có khả thi?

Công khai người bỏ cọc đấu giá đất, liệu có khả thi?

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân đã chỉ ra hiện tượng một số người tham gia đấu giá đất chủ yếu là giới đầu cơ, thao túng bằng cách đẩy giá cao và bán lại ngay để thu lợi, tạo mặt bằng giá ảo đối với các khu vực xung quanh.

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: Doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào “bẫy năng suất thấp”

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: Doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào “bẫy năng suất thấp”

Đã có những điểm sáng trong phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy tại Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất cần chính sách khuyến khích đồng bộ và đột phá.

5 ngày thỏa sức săn đặc sản Sóc Trăng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

5 ngày thỏa sức săn đặc sản Sóc Trăng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

Nếu khó tìm mua gạo ST25 Ông Cua chính hiệu, bánh pía đúng chuẩn vị Sóc Trăng và các đặc sản khác của tỉnh này thì đây là cơ hội dành cho người dân tại TP.HCM. Chương trình diễn ra tư nay đến cuối tuần, trong 5 ngày liên tục.

2,5 triệu đồng để ăn dĩa cơm tấm Chợ Cũ, đặt trước mới có

2,5 triệu đồng để ăn dĩa cơm tấm Chợ Cũ, đặt trước mới có

Dĩa cơm tấm tại 1 nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) do đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuẩn bị có giá 100 USD, tương đương 2,5 triệu đồng. Nếu không đặt món trước, nhà hàng không có sẵn.