Thứ sáu, 03/05/2024

ADB: Việt Nam đang hồi phục kinh tế với mức tăng trưởng dự báo 6%

11/04/2024 3:24 PM (GMT+7)

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm nay giữ nguyên dự báo tăng trưởng 6,0% năm 2024 cho Việt Nam, là mức ADB đã dự báo trước đó, cho dù các bất ổn ở môi trường bên ngoài vẫn đang kéo dài.

Trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được công bố hôm nay 11/4 tại Hà Nội, ADB kỳ vọng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6% năm nay và 6,2% trong năm 2025.

Phát biểu tại buổi công bố báo cáo này, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng với nhịp độ vững chắc trong năm nay và năm tới, bất chấp môi trường toàn cầu còn nhiều thách thức.

ADB dự báo tỷ lệ lạm phát năm nay và năm tới đều ở mức 4%, đều cao hơn mức 3,3% trong năm 2023 và 3,2% trong năm 2022.

ADB: Việt Nam đang hồi phục kinh tế với mức tăng trưởng dự báo 6%- Ảnh 1.

Hai cột phía bên phải là dự báo lạm phát năm 2024 và 2025 được ADB công bố ngày 11/4/2024. Tại Đông Nam Á, lạm phát ở Việt Nam được dự báo 4% cho cả 2 năm. Nguồn ADB

Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia của ADB, cho biết nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023. Tuy nhiên, việc chuyển hướng nhanh chóng sang chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công quy mô lớn là một trong những biện pháp then chốt được thực hiện để duy trì phục hồi tăng trưởng trong năm 2023.

Ông Hùng cho biết sự phục hồi tương đối toàn diện trong các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và hoạt động ổn định của ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho đà phục hồi của Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối tích cực, thặng dư thương mại được duy trì, tiêu dùng trong nước phục hồi, kích thích tài khóa được tiếp tục với chương trình đầu tư công đáng kể được coi là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024.

Ông Chakraborty cho rằng để thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu trong nước như sự phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, mối liên kết lỏng lẻo giữa các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và phần còn lại của nền kinh tế, thị trường vốn non trẻ, sự phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, cũng như các rào cản pháp lý phức tạp đối với doanh nghiệp.

Cùng ngày tại Philippines nơi ADB đặt trụ sở chính, ngân hàng này công bố trong báo cáo ADO tháng 4 rằng các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á -- Thái Bình Dương được dự báo tăng trưởng trung bình 4,9% trong năm nay vì khu vực này tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh mẽ, xuất khẩu chất bán dẫn được cải thiện và du lịch phục hồi.

ADB: Việt Nam đang hồi phục kinh tế với mức tăng trưởng dự báo 6%- Ảnh 3.

ADB dự báo: 4,9% là tốc độ tăng trưởng 2024 và 2025 cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á -- Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn cần cảnh giác do vẫn còn một số nguy cơ rủi ro, bao gồm sự gián đoạn chuỗi cung ứng, tính không chắc chắn về chính sách tiền tệ của Mỹ (được quyết định bởi FED là ngân hàng trung ương của Mỹ), tác động của thời tiết cực đoan, và sự suy yếu hơn nữa của thị trường bất động sản Trung Quốc, theo ADB.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Hôm nay đấu thầu thêm 16.800 lượng vàng SJC

Hôm nay đấu thầu thêm 16.800 lượng vàng SJC

Hôm nay 3/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức đấu thầu bán vàng miếng SJC cho 16.800 lượng với giá tham chiếu để đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng.

Giá cọc đấu thầu vàng cao chót vót

Giá cọc đấu thầu vàng cao chót vót

Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước, 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đưa ra đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Điều đáng nói, giá tham chiếu để cọc được đưa ra là 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng hôm nay trên thị trường.

Tỷ giá USD hôm nay tăng mạnh trên thị trường

Tỷ giá USD hôm nay tăng mạnh trên thị trường

Tỷ giá USD hôm nay trên thị trường tự do tăng, còn các ngân hàng tăng chiều mua nhưng giảm chiều bán so với phiên trước. Trong khi đó, thị trường quốc tế đồng USD vẫn giảm sâu.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.