Bánh mì đã góp phần vẽ nên diện mạo ẩm thực đường phố Việt Nam và là một trong số ít món được cả thế giới ưa thích. Không giống bất cứ quốc gia nào, người Việt chế biến bánh mì theo cách riêng của mình và đủ sức thuyết phục người sành ăn.
Bánh mì có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất là bánh mì kẹp thịt, gồm: đồ chua, thịt nguội, chả, pa tê, rau, nước sốt... Nhiều nhà chuyên môn về ẩm thực gọi đây là món ăn có đủ cả "Đông Tây, kim cổ". Vỏ bánh mì, pa tê được du nhập từ phương Tây; chả thì vốn quen thuộc ở phương Đông; đồ chua là món truyền thống; thịt nguội là món hiện đại...
Muốn có ổ bánh mì vừa ngon miệng vừa an toàn cho sức khỏe thì không hề đơn giản. Trước hết là dưa, củ ủ chua - vốn làm theo kinh nghiệm truyền lại trong gia đình. Ngày nay, muốn làm món này đại trà mà an toàn sẽ gặp nhiều trở ngại, bởi phải có dưa, củ trồng từ vùng đất sạch, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật… Điều này nằm ngoài tầm với của người chế biến thực phẩm và thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng về nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Đến nay, không ai dám bảo đảm dưa, củ bán ở các chợ đủ an toàn.
Nguồn rau cũng phức tạp không kém. Để có đủ rau cung ứng cho các thành phố lớn thì phải có những vùng sản xuất chuyên canh. Ngoài ra, nhiều hộ trồng rau nhỏ lẻ cũng tham gia đưa hàng vào chợ. Nguồn rau khổng lồ bán hằng ngày tại các chợ truyền thống đa phần không rõ nguồn gốc, không được cơ quan chức năng chứng nhận và càng không rõ được trồng thế nào. Cách đây chưa lâu, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều loại rau giả các loại được chứng nhận an toàn để đưa vào siêu thị.
Nguồn thịt lại càng phức tạp hơn khi không ít cơ sở chăn nuôi công nghiệp vẫn còn sử dụng chất kích thích, các loại cám đặc biệt để tăng trọng đàn gia súc. Cơ quan chức năng cũng nhiều lần phát hiện các cơ sở giết mổ lậu, không an toàn, lén lút đưa thịt vào chợ. Làm chả, thịt nguội mà gặp phải nguồn thịt này thì khi chế biến thành món ăn, không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra…
Từ các thành phần của ổ bánh mì, nhìn rộng ra hàng loạt món ăn phổ biến hằng ngày khác, chúng ta có thể hình dung vấn đề an toàn thực phẩm đáng lo ngại đến mức nào. Ở góc độ người tiêu dùng, chúng ta khó thoát khỏi vòng vây thực phẩm không an toàn khi khó thể truy được nguồn gốc hầu hết những thứ mà mình đang sử dụng.
An toàn thực phẩm là chuyện liên quan đến toàn xã hội. Công tác kiểm soát an toàn thực phẩm buộc phải bắt nhịp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao nên ngày càng nặng nề.
Song, không còn cách nào khác, phải bảo đảm bằng được an toàn thực phẩm bởi vấn để này tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân và cả thể chất giống nòi. An toàn thực phẩm phải được thực hiện chu đáo từ khâu nuôi trồng đến chế biến và trong cả quá trình đi đến bàn ăn của người tiêu dùng.
Theo NLĐO
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.