Thứ bảy, 21/09/2024

Vì sao bất động sản bán lẻ cao cấp nóng lên?

21/09/2024 6:11 PM (GMT+7)

Với sự phát triển của ngành bán lẻ, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản bán lẻ cao cấp với tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực.

Quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được Bộ Công thương dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội. Nhờ tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ, phân khúc bất động sản bán lẻ cũng có tốc độ phục hồi ấn tượng. 

Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là ở các thành phố trực thuộc trung ương. Các dự án trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ cao cấp đang liên tục được mở rộng, thu hút sự quan tâm của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, Việt Nam cũng đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản bán lẻ cao cấp với tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực.

Bất động sản bán lẻ cao cấp đang tăng trưởng nhanh chóng - Ảnh 1.

Người dân thay đổi thói quen mua sắm giúp bất động sản bán lẻ cao cấp phát triển. Ảnh: Gia Linh

Trên thực tế, sự tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản bán lẻ cao cấp không chỉ đến tự tăng trưởng thu nhập bình quân cũng như thu nhập khả dụng của người dân, mà còn ở việc dịch chuyển thói quen mua sắm ngày càng cao cấp hóa cùng với sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và thượng lưu.

Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu quốc tế, cùng với nhu cầu mua sắm và trải nghiệm dịch vụ cao cấp ngày càng tăng, đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bất động sản bán lẻ cao cấp.

Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong dài hạn, với giá thuê hằng năm tiếp tục tăng trưởng hai chữ số bất chấp những thách thức ngắn hạn.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp ở Việt Nam là tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trong những năm gần đây, ngay cả trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Phát triển kinh tế đã làm tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, tạo ra nhu cầu nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng thời trang cao cấp, siêu thị hạng sang, và trung tâm thương mại có thương hiệu quốc tế.

Hiện nay, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, đã có sự thay đổi, ngày càng hướng đến các trải nghiệm mua sắm cao cấp, không chỉ dừng lại ở việc mua sắm hàng hóa mà còn tìm kiếm các dịch vụ và trải nghiệm sống đẳng cấp. Thay đổi này tạo ra nhu cầu lớn cho các dự án bất động sản bán lẻ cao cấp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.

Nhu cầu tăng cao cùng với cơ sở hạ tầng đô thị và thương mại ngày càng được đầu tư mạnh mẽ cũng giúp Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn đối với nhiều thương hiệu bán lẻ quốc tế. Nhiều thương hiệu cao cấp từ các ngành thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, và thực phẩm cao cấp đã đổ bộ vào Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn.

Sự xuất hiện của những thương hiệu này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam mà còn giúp nâng cao tiêu chuẩn của thị trường bán lẻ. Bởi sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế buộc các nhà bán lẻ trong nước phải cải thiện dịch vụ và chất lượng không gian bán lẻ.

Môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản ngày càng được cải thiện với nhiều chính sách thu hút đầu tư cũng như các hỗ trợ về tín dụng và ưu đãi thuế dành cho các dự án phát triển bất động sản bán lẻ, đặc biệt là các dự án tập trung vào phân khúc cao cấp, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Hàng loạt các trung tâm thương mại cao cấp cũng được phát triển để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng cao của lĩnh vực này. Những trung tâm này không chỉ là nơi mua sắm mà còn trở thành điểm đến giải trí và ẩm thực cao cấp.

Sự phát triển của các khu đô thị mới, nơi tập trung dân cư có thu nhập cao, cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu phát triển bất động sản bán lẻ cao cấp. Đặc biệt, tiềm năng tăng trưởng của thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp còn được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch. Việt Nam đã trở thành điểm đến phổ biến đối với du khách quốc tế và nội địa, đặc biệt là các du khách có nhu cầu mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm cao cấp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp Việt kiến nghị gì với Thủ tướng?

Doanh nghiệp Việt kiến nghị gì với Thủ tướng?

Các tập đoàn lớn như Vingroup, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sun Group, T&T, Geleximco, Thủy sản Minh Phú, Masan, Sovico, REE và tập đoàn TH đã nêu hàng loạt ý kiến với Thủ tướng Chính phủ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Cảnh báo con dao hai lưỡi từ quyết định của Fed

Cảnh báo con dao hai lưỡi từ quyết định của Fed

Nếu kinh tế Mỹ đang chậm lại (thể hiện qua việc Fed mới mạnh tay cắt giảm lãi suất) sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, áp lực từ USD lên đồng tiền của Việt Nam có phần giảm đi.

Tận mắt chứng kiến công tác mặt bằng cho tuyến metro số 2

Tận mắt chứng kiến công tác mặt bằng cho tuyến metro số 2

Việc giải phóng mặt bằng tại tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) tại TP.HCM cơ bản đã hoàn thành được 98,7%, theo kế hoạch toàn bộ hạ tầng kỹ thuật sẽ hoàn thành vào giữa năm 2025.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp qua Đối thoại Hữu nghị TP.HCM

Thúc đẩy phát triển công nghiệp qua Đối thoại Hữu nghị TP.HCM

Đối thoại Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Friendship Dialogue - FD) năm 2024 sẽ diễn ra ngày 23 - 24/9. với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm và các ưu tiên trong hợp tác phát triển”.

Mục đích tổ chức Ngày An ninh mạng Việt Nam

Mục đích tổ chức Ngày An ninh mạng Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.

500 ngày đêm để hoàn thành 3.000 km đường cao tốc

500 ngày đêm để hoàn thành 3.000 km đường cao tốc

Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc, tạo tiền đề phấn đấu đến năm 2030 đưa vào khai thác 5.000 km đường bộ cao tốc.