Thứ hai, 07/10/2024

Chủ tịch Coteccons Bolat Duisenov: Chúng tôi “được” nhiều từ thất bại tại Sân bay Long Thành, Nhà ga T3

18/10/2023 6:33 AM (GMT+7)

Chủ tịch Coteccons Bolat Duisenov thừa nhận bản thân rất buồn vì trượt thầu nhà ga sân bay Long Thành và nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, ông cho rằng các thất bại này không ảnh hưởng nhiều tới tương lai của Coteccons.

Chiều 17/10, Công ty CP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên theo hình thức trực tuyến cho năm tài chính 2024. Tại đại hội, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons lần đầu chia sẻ thẳng thắn với cổ đông về việc "trượt" gói thầu sân bay Long Thành.

Chủ tịch Coteccons Bolat Duisenov: Chúng tôi “được” nhiều từ thất bại tại Sân bay Long Thành, Nhà ga T3 - Ảnh 1.

Ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons

Thất bại ở sân bay Long Thành không làm DN gục ngã, Coteccons còn nhiều cơ hội khác

Theo ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons, sân bay Long Thành là cơ hội lớn với Coteccons nhưng không giành được nên "bản thân tôi rất buồn". Nhưng đó chỉ là một trong nhiều dự án lớn mà Việt Nam có, còn rất nhiều cơ hội khác.

"Không thắng thầu sân bay Long Thành, Coteccons sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội khác. 'Trượt' gói thầu sân bay Long Thành cũng không ảnh hưởng tới tương lai, sự thành bại của công ty. Có thể mất 6 tháng, 12 tháng hay 18 tháng nữa mới có thể tìm được một cơ hội đủ lớn trong lĩnh vực hạ tầng nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng", ông Bolat Duisenov nói.

Cũng theo Chủ tịch Coteccons, thị phần và thị trường mà Coteccons và Unicons tham gia rất lớn. Thật sự Sân bay Long Thành, chỉ là một chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kế hoạch kinh doanh.

"Có thể một số nhà đầu tư sẽ nhận định rằng việc trượt thầu dự án này ảnh hưởng đến tương lai của Coteccons. Tôi cho rằng nhận định này là rất cảm tính", ông Bolat Duisenov khẳng định.

Chủ tịch Coteccons Bolat Duisenov: Chúng tôi “được” nhiều từ thất bại tại Sân bay Long Thành, Nhà ga T3 - Ảnh 2.

Lãnh đạo Coteccons chia sẻ về kế hoạch kinh doanh sắp tới

Cũng theo Chủ tịch Coteccons, dù không thắng được hai cái dự án sân bay, đổi lại , Coteccons có rất nhiều thứ, trong đó quan trọng nhất là DN kiện toàn được một bộ máy nhân sự làm hồ sơ về những dự án của Chính phủ, những dự án của đầu tư công. 

"Đó là một cái trong những cái nền tảng mà chúng tôi tích lũy được để sẵn sàng cho những cái dự án đầu tư công tiếp theo, có thể đóng góp doanh thu rất lớn cho cho cho công ty trong tương lai", ông Bolat Duisenov khẳng định.

"Chúng tôi khiêm tốn nhưng rất lỳ đòn, kiên cường, không bỏ cuộc", Chủ tịch Coteccons nhiều lần nhấn mạnh.

Ông Võ Hoàng Lâm, Tổng Giám đốc Coteccons cũng chia sẻ thêm, sau vụ đấu thầu sân bay Long Thành, cách thức hiện tại của công ty là tiếp cận các gói thầu theo cách của tổng thầu quốc tế. Công ty sẽ đề xuất lựa chọn tốt nhất cho chủ đầu tư.

"Sắp tới, công ty sẽ nghiên cứu để có những đề xuất phù hợp để chủ đầu tư lựa chọn. Và tôi tin, cơ hội sẽ tới với Coteccons trong thời gian ngắn", ông Lâm nói.

Ngoài Coteccons bị 'trượt' gói thầu sân bay Long Thành, Unicon - công ty con của Coteccons - cũng đứng đầu liên danh Hòn Ngọc Viễn Đông và cũng "trượt' gói thầu nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

Chia sẻ thêm về vụ việc này, Tổng giám đốc Unicon Trần Văn Lâm, khẳng định công ty luôn tuân thủ các quy định đấu thầu với các đối tác và thầu phụ. Giá trị dự án xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất khoảng 10.000 tỷ đồng, nhưng thời gian thi công của Unicon dự kiến rất ít.

"Tất nhiên, việc không trúng thầu thì rất buồn nhưng T3 Tân Sơn Nhất cũng là một dự án thôi, không trúng thầu nhưng công ty có được kinh nghiệm, đội ngũ làm việc chuyên nghiệp", ông Trần Văn Lâm chia sẻ.

Nhiều chiến lược mới được Coteccons đề ra

Về kế hoạch kinh doanh sắp tới, ông Võ Hoàng Lâm, Tổng Giám đốc Coteccons tiết lộ giá trị hợp đồng ký mới (backlog) năm 2024-2025 trên 20.000 tỷ đồng. Đặc biệt, nguồn việc của doanh nghiệp sẽ rất lớn từ năm 2024.

HĐQT Coteccons cũng trình kế hoạch năm tài chính 2024 với doanh thu gấp 2,6 lần năm trước, lợi nhuận gấp 5,2 lần, lần lượt đạt 17.793 tỷ đồng và 274 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, năm tài chính 2023 chỉ được doanh nghiệp này tính trong 6 tháng (1/1/2023-30/6/2023) - đây là năm chuyển tiếp để Coteccons thay đổi cách tính.

Thông thường trước đây, một năm tài chính kéo dài từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.

Quý đầu tiên của năm tài chính mới (niên độ 2023 - 2024, được tính từ 1/7 - 30/9), ông Võ Hoàng Lâm cho biết doanh thu tăng khoảng 15-20% còn lợi nhuận tích cực. Tuy nhiên, số liệu chính thức chưa được lãnh đạo Coteccons công bố.

Về mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD, vốn hóa 1 tỷ USD vào năm 2025, ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT khẳng định "Coteccons sẽ làm được và sẽ đạt được nhưng thời gian có thể mất lâu hơn".

Chủ tịch Coteccons Bolat Duisenov: Chúng tôi “được” nhiều từ thất bại tại Sân bay Long Thành, Nhà ga T3 - Ảnh 3.

Cũng tại đại hội, cổ đông cũng thắc mắc về "tin đồn" Coteccons trúng thầu dự án của Foxconn, lãnh đạo công ty thừa nhận "đang thi công" và đánh giá đây là "một chủ đầu tư tiềm năng".

Nói thêm về các đối tác là các doanh nghiệp FDI, ông Võ Hoài Lâm, Tổng giám đốc Coteccons cũng cho biết hiện DN đã có cái sự chuyển dịch cơ cấu từ xây dựng các cái dự án bất động sản thương mại sang mảng công nghiệp. Từ mức chiếm 14% trong tổng giá trị đơn hàng tồn đọng (backlog), mảng xây dựng công nghiệp đã chiếm khoảng 21 % trong sáu tháng đầu năm 2023. 

Trong đó, dự án Lego ở Bình Dương cũng là một trong những dự án lớn của chủ đầu tư FDI (1,3 tỷ USD), dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2024.

"Chúng tôi đang xây dựng với tiến độ rất tốt, được đánh giá rất là cao từ chủ tư Lego. Hi vọng nguồn thu từ FDI sẽ trở thành mộtthị trường lớn cho ngành xây dựng Việt Nam", lãnh đạo công ty cho hay.

Ngoài ra, lãnh đạo công ty cho biết có kế hoạch nâng tầm tiêu chuẩn xây dựng lên tầm quốc tế và đang tiệm cận quốc tế. Mục tiêu đề ra là mang năng lực, chất lượng và tiêu chuẩn xây dựng tại công ty để phục thị trường rộng hơn, vươn ra thế giới. Theo chia sẻ của ông Bolat Duisenov, hiện nay, một khách hàng lớn ở Việt Nam đã vươn ra 3 nước. Công ty kỳ vọng khách hàng này sẽ giao cho Công ty dự án ở nước ngoài. 

Ngoài ra, một khách hàng khác họ có đánh tiếng khi họ ra nước ngoài sẽ muốn cùng Công ty ra thị trường.

"Vì bảo mật thông tin, Công ty chưa chia sẻ chi tiết về kế hoạch phát triển thị trường nước ngoài. Ước tính 4-6 tháng nữa sẽ chia sẻ cụ thể hơn về chiến lược mở rộng ra thị trường nước ngoài", ông Bolat Duisenov cho hay.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp trong tập đoàn tỷ phú Trần Bá Dương tăng cường vận chuyển xuyên biên giới

Doanh nghiệp trong tập đoàn tỷ phú Trần Bá Dương tăng cường vận chuyển xuyên biên giới

Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.

Nhiều quỹ mở giúp nhà đầu tư ấm túi

Nhiều quỹ mở giúp nhà đầu tư ấm túi

Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.

Bão lũ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9, ảnh hưởng sức mua

Bão lũ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9, ảnh hưởng sức mua

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.

Là đất nước xuất khẩu nông sản, vì sao Việt Nam lại nhập khẩu gạo, cà phê?

Là đất nước xuất khẩu nông sản, vì sao Việt Nam lại nhập khẩu gạo, cà phê?

Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo, cà phê và điều đến nhiều thị trường thế giới, Việt Nam phải nhập khẩu thêm những nông sản này để làm nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu.

Điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước như thế nào khi Fed đã hạ lãi suất?

Điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước như thế nào khi Fed đã hạ lãi suất?

Trong bối cảnh lạm phát giảm và đồng Việt Nam tăng giá, ngân hàng quốc tế Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ không tăng lãi suất.