Thị trường bất động sản (BĐS) rơi vào trạng thái trầm lắng, nhiều nhà đầu tư hiện nay muốn thoát hàng để giữ an toàn cho nguồn vốn. Tuy nhiên, mua dễ bán khó do mọi giao dịch gần như đóng băng khiến nhiều người rơi vào cảnh mệt mỏi vì bị ép giá.
Lượng giao dịch gần như giảm so với trước đây. Ảnh: Cao Nguyên.
Trong bối cảnh thị trường BĐS đang chững lại, nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng về nguồn tiền do dùng đòn bẩy tài chính quá lớn đã buộc phải bán đi BĐS đang nắm giữ.
Phần lớn, họ đang rao bán “cắt lỗ” từ 10-30% để thu hút người mua, nhanh chóng thoát hàng. Tuy nhiên, tâm lý của đại bộ phận nhà đầu tư hiện nay là nghe ngóng và chờ đợi hơn là “xuống tiền”. Vì vậy, dù nhiều chủ đất sẵn sàng giảm mạnh giá bán, tư vấn nhiệt tình vẫn không ai mua.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, số lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công trong quý IV.2022 là 14.349 giao dịch (bằng khoảng 28% so với quý III/2022), trong đó: Tại miền Bắc có 3.821 giao dịch; tại miền Trung có 5.968 giao dịch; tại miền Nam có 4.560 giao dịch; riêng tại thành phố Hà Nội có 454 giao dịch thành công, tại thành phố Hồ Chí Minh có 1.986 giao dịch thành công.
Lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch (bằng khoảng 130% so với quý III/2022), trong đó: tại miền Bắc có 29.402 giao dịch; tại miền Trung có 32.579 giao dịch; tại miền Nam có 87.216 giao dịch thành công.
Anh Hoàng Mạnh Hà (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã đăng tin rao bán hai lô đất nền trong các hội nhóm trên mạng xã hội từ cuối năm 2022, tuy nhiên đến nay vẫn chưa bán được. Mặc dù, hai lô đất này đã được anh Hà giảm 400 triệu đồng so với lúc mua hồi đầu năm.
Theo anh Hà, có rất nhiều người gọi điện hỏi về thông tin các các lô đất, có người còn đến trực tiếp xem và trao đổi với anh, thậm chí là trả giá nhưng cuối cùng giao dịch vẫn không thành công.
“Dù đã giảm 400 triệu đồng nhưng có khách vẫn ép giảm thêm từ 50 – 100 triệu đồng. Biết là sẽ lỗ nặng nhưng lãi suất quá cao không thể gánh nổi nên tôi vẫn chấp nhận bán. Tuy nhiên, khách vẫn ngần ngại rồi không giao dịch”, anh Hà nói.
Nhiều nhà đầu tư đã phải hạ giá nhưng không bán được. Ảnh: Cao Nguyên.
Cùng cảnh ngộ với anh Hà, anh Bùi Minh Tuấn (huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng ngậm ngùi chia sẻ, thanh khoản toàn thị trường khó khăn khiến những nhà đầu tư ôm nhiều BĐS như ngồi trên đống lửa.
Dù đã hạ giá bán so với lúc mua vào nhưng khách hàng vẫn nghĩ đó là hạ phần lãi kỳ vọng, vì vậy mà họ vẫn tiếp tục ép chủ BĐS hạ giá.
“Chúng tôi rao bán “cắt lỗ” nhưng hầu hết khách hàng không tin là chúng tôi đang “cắt lỗ” mà chỉ nghĩ là đang “cắt lãi”, hạ giá bán ở phần lãi kỳ vọng. Vì vậy, rất khó để hai bên đi đến giao dịch thành công”, anh Tuấn chia sẻ.
Đánh giá về thực trạng giao dịch trên thị trường BĐS hiện nay, ông Trần Khánh Quang - Giám đốc Công ty Đầu tư BĐS Việt An Hoà - nhìn nhận, trong bối cảnh thị trường đang hạ nhiệt như thời điểm hiện tại, mọi giao dịch cũng sẽ trở nên khó khăn do thanh khoản sản phẩm sụt giảm, tâm lý nhà đầu tư chuyển sang trạng thái e dè, thận trọng. Dự tình trạng này sẽ kéo dài đến cuối quý III/2023.
Thực tế này có thể sẽ khiến nhiều nhà đầu tư yếu tài chính nhưng ôm nhiều BĐS phải bán tháo để gom tiền nhưng cũng sẽ là cơ hội để cho những nhà đầu tư có năng lực thực sự, có dòng tiền mạnh.
Trước tình trạng thị trường bất động sản gần như đóng băng thời gian qua, giao dịch trầm lắng, thanh khoản giảm, nguồn cung khan hiếm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết Tổ công tác của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đang tích cực làm việc với các địa phương, doanh nghiệp để “phá băng” cho thị trường này.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.