Số liệu của Savills Việt Nam cho thấy, cả năm 2022, tổng giá trị giao dịch các thương vụ M&A đạt 1,7 tỷ USD, mức kỷ lục trong 5 năm qua. 6 tháng đầu năm 2023, dữ liệu thị trường cho thấy, các thương vụ M&A đã đạt giá trị gần bằng cả năm 2022. Đáng chú ý, hầu hết các thương vụ M&A là đến từ dòng vốn ngoại.
Trong khi đó, dữ liệu từ Cushman & Wakefield cũng ghi nhận giá trị giao dịch các thương vụ M&A bất động sản tại Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD trong năm 2022. Trong đó, tập trung chủ yếu vào phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... Đây cũng được xem là giá trị giao dịch cao nhất trong 5 năm qua.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản duy trì sự quan tâm trong suốt 6 tháng đầu năm. Thời gian tới, mức độ quan tâm trong lĩnh vực này được dự báo càng tăng dần.
Theo đó, các dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý là mục tiêu săn lùng của nhiều nhà đầu tư. Khách hàng phần lớn là nhà đầu tư đến từ các nước như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan. Chỉ có một số ít doanh nghiệp Việt Nam, có đủ tiềm lực để tham gia cuộc chơi với các thương vụ quy mô vừa và nhỏ.
Thị trường bất động sản TP.HCM đang bước vào giai đoạn nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, bức tranh tông thể toàn thị trường vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Đặc biệt, vấn đề nguồn vốn cho các doanh nghiệp vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong bối cảnh thị trường vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, M&A bất động sản vẫn là phao cứu sinh nguồn vồn được nhiều doanh nghiệp trông chờ. Đặc biệt, hoạt động M&A được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm 2023, khi áp lực trả nợ trái phiếu của doanh nghiệp địa ốc tăng.
Khảo sát trên thị trường, các ông lớn như Keppel Land, Frasers, WHA, Central Retail…là những tên tuổi ngoại đã và sẽ tìm kiếm cơ hội M&A ở các phân khúc bất động sản thương mại, nhà ở và công nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp trong ngành, các nhà đầu tư từ các lĩnh vực khác cũng đang tìm kiếm cơ hội gia nhập và mở rộng danh mục đầu tư sang ngành bất động sản.
Theo Chủ tịch VARS, phương thức chuyển nhượng chủ yếu vẫn là chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp. Trong đó, tách doanh nghiệp dự án và mua bán đứt doanh nghiệp là lựa chọn được nhiều bên mua ưa thích.
Số lượng các chủ đầu tư có nhu cầu tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng hoặc hợp tác đầu tư dự án rất lớn. Thay vì giữ vững "kỳ vọng được giá", các chủ đầu tư dần thể hiện thiện chí thương lượng với mong muốn đàm phán sớm đạt được thành công.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.