Thứ năm, 21/11/2024

EVN, Ngân hàng Phát triển Việt Nam bắt tay tăng cường thế mạnh

12/08/2024 4:33 PM (GMT+7)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vào ngày 12/8 đã ký thỏa thuận hợp tác tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Hai bên sẽ cùng xúc tiến các hoạt động để hỗ trợ nhau mở rộng phát triển hoạt động của mỗi bên nhằm khai thác tối ưu nhất thế mạnh của cả hai.

Theo thỏa thuận hợp tác ký hôm nay, EVN và VDB tiếp tục xác định là đối tác toàn diện của nhau và mong muốn hợp tác trên các lĩnh vực phù hợp với năng lực, chiến lược kinh doanh và thế mạnh của các bên. Các bên cam kết duy trì hợp tác toàn diện, lâu dài, có hiệu quả và cùng có lợi trên các lĩnh vực hoạt động có liên quan hướng tới mục tiêu của EVN và VDB.

Là tổ chức tài chính thuộc Chính phủ, VDB được thành lập năm 2006 với mục đích cung cấp tài chính hỗ trợ cho các dự án phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

EVN và VDB cùng xúc tiến các hoạt động để hỗ trợ nhau mở rộng phát triển hoạt động của mỗi bên nhằm khai thác tối ưu nhất thế mạnh của các bên.

Về phạm vi, hai bên hợp tác trong việc tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư do EVN làm chủ đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

EVN, Ngân hàng Phát triển Việt Nam bắt tay tăng cường thế mạnh - Ảnh 1.

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại lễ ký kết ngày 12/8/2024 tại Hà Nội. Nguồn: EVN

Theo thông tin từ EVN, trong giai đoạn 2024 – 2030, tổng số vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước mà VDB dự kiến tài trợ cho các dự án của EVN (thuộc danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050) là khoảng 50.000 tỷ đồng.

Theo tường thuật của tạp chí Năng lượng Việt Nam, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại buổi lễ ký kết rằng EVN đang tập trung đầu tư hàng chục ngàn MW nhà máy điện, hàng trăm ngàn km đường dây tải điện và các trạm biến áp, với kinh phí hàng trăm ngàn tỷ đồng.

Với nhu cầu đầu tư lớn như vậy, ngoài các nguồn lực của mình (như vốn khấu hao cơ bản, vốn đầu tư phát triển, vốn thu được từ cổ phần hóa các doanh nghiệp), EVN phải huy động các nguồn vốn từ bên ngoài theo nhiều hình thức như vay của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước…

Ông Tuấn cho biết hợp tác này sẽ phần nào giúp EVN tìm kiếm được nguồn vốn mới để tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng trong các năm tiếp theo, trong bối cảnh phần lớn các ngân hàng thương mại trong nước hiện nay đều đã vượt giới hạn cấp tín dụng đối với EVN và bên có liên quan. Mặt khác, việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng gặp rất nhiều khó khăn do các quy định pháp lý hiện hành.

EVN, Ngân hàng Phát triển Việt Nam bắt tay tăng cường thế mạnh - Ảnh 2.

Công nhân điện lực sửa chữa, bảo trì đường dây điện. Ảnh tư liệu

Năng lượng Việt Nam trích lời phát biểu của Tổng giám đốc VDB Đào Quang Trường: "VDB cam kết chuẩn bị nguồn vốn dài hạn đáp ứng đủ nguồn lực cho các dự án của EVN trong phạm vi hợp tác tín dụng; sẽ phối hợp tốt nhất để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thẩm định, giải ngân… trên tinh thần hỗ trợ, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên".

Một số công trình nguồn, lưới điện của EVN đã được VDB tài trợ vốn:

- Thủy điện: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Pleikrông, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4...

- Nhiệt điện: Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1...

- Lưới điện: Đường dây 500 kV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.