Đại dịch Covid-19 trong những năm vừa qua đã tác động mạnh mẽ đến thị trường làm việc tại Việt Nam, làm thay đổi hình thức và nhu cầu làm việc của người đi làm. Hình thức Freelance (làm việc tự do, không gắn bó với công ty nào, có thể chỉ nhận các dự án hoặc làm cộng tác viên trong khoảng thời gian ngắn) dần được nhiều người lựa chọn.
Khảo sát nguồn nhân lực tri thức Việt Nam của Anphabe vào năm 2021 cho thấy số lượng lao động tự do toàn thời gian rơi vào khoảng 14%, lao động tự do bán thời gian chiếm tỷ lệ cao hơn, trong đó 26% người làm công việc cố định toàn thời gian vẫn nhận thêm việc tự do bên ngoài khi phù hợp và 13% làm song song công việc cố định và bán thời gian bên ngoài.
Như vậy, Anphabe nhận định, vào năm 2021 ở Việt Nam, có đến 53% người tham gia vào nền kinh tế chia sẻ (Gig Economy), nơi mà mọi người làm việc tự do bán thời gian hoặc tạm thời, được chi trả bởi nhiều khách hàng khác nhau.
Hình thức làm việc tự do cũng ngày càng thu hút sự quan tâm đông đảo của lực lượng lao động tại Việt Nam. Theo thống kê của Google Trends, tại Việt Nam, mức độ quan tâm cụm từ "freelancer" (người làm việc tự do) dao động từ 19 đến 78 trên thang điểm 100 trong năm 2020.
Trong giai đoạn này, mức độ người đi làm quan tâm đến hình thức làm việc tự do tăng dần do dịch bệnh mới bùng phát và có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía Nhà nước, đặc biệt với sự xuất hiện của những quy định giãn cách nghiêm ngặt. Đến giai đoạn cuối năm 2020 tới đầu năm 2021, mức độ quan tâm dần suy giảm nhưng vẫn ở mức trung bình.
Từ cuối tháng 4 năm 2021 trở đi, mức độ quan tâm cụm từ "freelancer" bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ với số liệu dao động từ 34 đến 100 trên thang điểm 100. Đây là giai đoạn dịch bùng nổ mạnh mẽ khắp cả nước cùng các quy định giãn cách kéo dài khiến người lao động phải làm việc từ xa hoặc nghỉ việc. Để duy trì cuộc sống hàng ngày trước những nỗi lo liên quan đến cơm áo gạo tiền, họ phải tìm thêm các công việc tự do toàn thời gian, bán thời gian hoặc tìm việc mới ở các công ty khác.
Với nhiều thế hệ khác, việc làm tự do được coi là không ổn định và khó đạt được các mục tiêu về sự nghiệp cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc làm tự do sẽ là một xu thế phát triển. Và các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch phù hợp cho xu thế này để không "đi lùi" trong thời đại kinh tế luôn có sự biến động.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tính đến đầu năm 2023, có khoảng 1.57 tỷ người làm nghề tự do trong tổng số 3.38 tỷ người là lực lượng lao động. Điều này đồng nghĩa, 46.4% người lao động trên toàn cầu làm việc tự do.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Payoneer chỉ ra rằng, Mỹ là quốc gia đứng đầu về số lượng lao động tự do. Tuy nhiên, số liệu này cũng cho biết, châu Á là khu vực có mức tăng trưởng thu nhập từ việc làm tự do cao nhất thế giới.
Lý giải nguyên nhân, Payoneer cho rằng phần lớn các quốc gia châu Á đều có lực lượng lao động trẻ. Và người trẻ thường có xu hướng làm việc tự do nhiều hơn so với lao động ở các nhóm tuổi khác. Trong tương lai gần, việc làm tự do sẽ không chỉ đơn thuần là một phong trào nhất thời ở châu Á. Nó chắc chắn là một xu thế phát triển ở châu lục này.
Fast Company cũng có những số liệu chứng minh quan điểm tương tự Payoneer. Hiện nay, có tới 48% người lao động có độ tuổi từ 18 đến 26 tuổi đang làm việc tự do trên toàn thế giới. Với thế hệ trẻ, một công việc tự do, độc lập sẽ ổn định hơn so việc làm truyền thống 8 tiếng 1 ngày. Bởi công việc tự do khiến họ ít sa thải hơn và không rơi vào thế bị động.
Ngành nghề có lực lượng lao động làm việc tự do nhiều nhất là Lập trình web và Thiết kế đồ họa với 36% trong tổng số lao động tự do (số liệu từ Payoneer). Theo tờ báo New York, tính đến tháng 9 năm 2021, ông lớn Google đã tuyển dụng tới 150.000 nhân viên tạm thời (lao động tự do). Trong khi, số nhân viên chính thức của tập đoàn này là 144.000. Rõ ràng, Google đã nắm rất rõ xu thế phát triển này và đã có động thái ứng phó ngay lập tức.
Theo một khảo sát gần đây được thực hiện bởi Fiverr, có tới 71% người từ 16 đến 25 tuổi cho biết họ đang có kế hoạch hoặc đã làm việc tự do. 36% người làm khảo sát cho rằng mục tiêu nghề nghiệp cuối cùng của họ là trở thành ông chủ của chính mình. Fiverr cũng cho biết có tới 44% người tham gia khảo sát muốn có giờ làm việc linh hoạt. Bên cạnh đó, các ưu tiên khác của giới trẻ về công việc là văn hóa làm việc tích cực, thân thiện và khả năng xây dựng kỹ năng.
Thực tế, thế hệ trẻ không lựa chọn công việc 8 tiếng 1 ngày không đồng nghĩa rằng họ có tư tưởng lười biếng hoặc không cầu tiến. Nhiều người trẻ thậm chí làm việc nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày. Những gì họ muốn hàng đầu ở công việc là sự linh hoạt về thời gian. Và họ cũng dễ dàng lựa chọn những dự án bản thân yêu thích hoặc phù hợp. Từ đây, người trẻ có động lực nhiều hơn trong việc hoàn thành công việc. Năng suất cũng như chất lượng công việc sẽ ra tăng đáng kể. Không chỉ vậy, những người làm việc tự do có thể sắp xếp thời gian để tham gia nhiều công việc trong cùng một thời điểm để gia tăng thu nhập vượt trội.
Theo thống kê số liệu của Google Trends, tại Việt Nam, mức độ quan tâm của từ khóa "Freelancer" (người làm việc tự do) dao động từ 60% đến 100% mỗi ngày kể từ năm 2022 đến nay. Đặc biệt là giai đoạn sau Tết Nguyên đán 2023, mức độ quan tâm của từ khóa là 100% trên công cụ tìm kiếm Google.
Mức độ quan tâm của từ khóa "Freelancer" trên công cụ Google từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, Top 5 tỉnh/thành phố có mức độ quan tâm nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Khánh Hòa và Quảng Nam. Các khu vực này đều có tiềm năng phát triển kinh tế lớn và có dân cư đông đúc. Đây cũng là những khu vực được người trẻ lựa chọn là nơi phát triển sự nghiệp.
Các ngành nghề được xem là có xu hướng làm việc tự do nhiều nhất ở nước ta, gồm: Chỉnh sửa video, Hướng dẫn viên du lịch và Lập trình viên.
Hình thức lao động tự do đã và đang trở thành một xu hướng phát triển ở Việt Nam. Đây được xem là một thách thức lớn và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trên chặng đường phát triển kinh tế. Nắm bắt xu hướng kịp thời sẽ tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp trở nên vững mạnh hơn. Điều này đồng nghĩa, nếu doanh nghiệp không thích nghi nhanh chóng, sẽ dần tụt hậu và xóa tên doanh nghiệp khỏi bản đồ kinh tế Việt Nam.
Chợ Tân Chánh Hiệp (quận 12, TP.HCM) là chợ truyền thống được thành phố chọn triển khai mô hình “Chợ an toàn thực phẩm” với mục tiêu cạnh tranh các kênh bán lẻ hiện đại, đồng thời tạo niềm tin mua sắm nơi khách hàng.
Ngày đôi 9/9/2024 để tranh thủ săn sale, không ít chị em phụ nữ đã tranh thủ mua sắm đồ dùng cho bản thân và gia đình trong khi các sàn thương mại điện tử đang tung nhiều voucher giảm giá.
Hàng loạt thực phẩm Hoa Kỳ như thịt gà Tyson, thịt bò thượng hạng, các loại trái cây đặc trưng như táo Envy, Jazz, Fuji, nho, quả anh đào đến thực phẩm khô đa dạng như nước sốt, chocolate, lúa mì… đang được bán với giá hấp dẫn tại TP.HCM.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ họp với cùng các bộ, ngành có liên quan vào ngày 10/9/2024 để tìm cách tháo gỡ các vướng mắc liên quan bảng giá đất điều chỉnh tại TP.HCM.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 9/9 có văn bản gửi các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng về việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới trong năm nay đã không thành hiện thực vì mức giá 39 tỷ USD từ chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K bị bên muốn bán từ chối.