Qua Tết, nhu cầu đi du lịch vẫn đang ở mức cao. Nhiều điểm đến gần TP.HCM như Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết, Tây Ninh… đều đông đúc khách, nhất là dịp cuối tuần. Du khách tại các điểm đến này phần lớn đều từ TP.HCM.
Theo tìm hiểu, rất đông người dân TP.HCM đã chuyển hướng từ kế hoạch du lịch xa sang các điểm du lịch gần vì giá vé máy bay quá đắt. Thậm chí, tổng chi phí cả chuyến đi du lịch gần cũng thấp hơn so với số tiền phải trả để mua vé máy bay.
Anh Quốc Thịnh, ngụ quận Bình Thạnh cho biết gia đình vừa trở ngắm mai anh đào Đà Lạt về với tổng chi phí 3 ngày 2 đêm dư dả dành cho 4 người vừa hơn 10 triệu đồng. Trong khi đó, với kế hoạch ban đầu bay đi Đà Nẵng thì chỉ riêng giá vé máy bay dành cho 4 người đã 12 - 13 triệu đồng.
Theo anh, các năm trước, sau Tết, giá vé máy bay từ TP.HCM đi Đà Nẵng rất rẻ chỉ từ 600.000 đồng/người, chuyến về thường đắt hơn gấp đôi do nhu cầu bay vào tăng cao. Vị chi khứ hồi chưa đến 2 triệu đồng nhưng năm nay tăng gần gấp đôi và bay giờ xấu.
“Thay đổi đi Đà Lạt, tuy đi gần nhưng chúng tôi chọn dịch vụ cao cấp, ở khách sạn 5 sao, dành một ngày nghỉ dưỡng, ăn uống cũng ở nhà hàng ngon hơn các lần trước. Đầu năm, Đà Lạt đang rất đẹp, rất nhiều loài hoa như mai anh đào, phượng tím cùng nở. Tính ra chi phí vẫn rẻ hơn so với giá vé máy bay đi Đà Nẵng”, anh Thịnh nói.
Không chỉ khách lẻ, các công ty du lịch lữ hành cũng nhận thấy khách có xu hướng chọn tour du lịch bằng đường bộ để có giá tốt hơn so với các tour xa phải di chuyển bằng máy bay.
Bà Trần Thị Bảo Thu - Giám đốc Phòng tiếp thị và truyền thông Vietluxtour, cho biết ngay 3 tháng đầu năm, công ty ghi nhận xu hướng khách MICE (du lịch kết họp hội nghị, sự kiện) chọn các tour du lịch bằng đường bộ và tàu hỏa. Đây cũng là thời điểm giá vé máy bay cao ngất.
“Trong tổng lượng khách MICE nội địa quý I/2024, 60% khách hàng du lịch bằng phương tiện ô tô và tàu lửa, đa phần các tuyến từ đầu đầu TP.HCM đến Phan Thiết, Vũng Tàu, Nha Trang, Quy Nhơn, Tuy Hoà… và đầu Hà Nội đến Hạ Long, Sa Pa, Ninh Bình, Sầm Sơn…”, bà Thu nói.
Ông Nguyễn Minh Mẫn - Giám đốc Truyền thông TST tourist, nhận định việc điều chỉnh giá trần hàng không từ 1/3 tất nhiên có tác động ngay tức thì đối với các đường tour trong nước. Giá tour cũng bắt buộc phải điều chỉnh song song.
“Năm 2024, ngành lữ hành bên cạnh yếu tố tích cực sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ hàng không bao gồm việc bảo dưỡng động cơ, giảm đường bay, tăng giá. Khách hàng là người dùng sau cùng sẽ có quyết định trong việc lựa chọn hình thức du lịch phù hợp với nhu cầu”, ông Mẫn nhận định.
Theo ông Mẫn, với du lịch trong nước, dự báo hình thức du lịch trong cự ly gần và du lịch tự túc sẽ tăng cao. Nếu lấy thị trường khách TP.HCM làm trọng tâm thì Vũng Tàu, Hồ Tràm, Phan Thiết, Phan Rang thậm chí Nha Trang sẽ là lựa chọn của du khách, trong đó vận chuyển bằng ô tô sẽ tăng.
Theo các doanh nghiệp, khách MICE, khách đoàn là xu hướng của mùa cao điểm hè. Tuy nhiên, giá vé máy bay quá cao khiến các doanh nghiệp gặp khó và tập trung điểm đến gần, chọn dịch vụ cao hơn cho nhà hàng, khách sạn.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.