Ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, thành phố Hà Nội mới có báo cáo về mặt rà soát và chưa có quyết định. Về quy trình, Hà Nội phải xây dựng phương án tổng thể, sau khi được duyệt mới triển khai từng bước cụ thể.
Theo ông Nguyễn Hữu Thành, xét về tiêu chí sắp xếp, ngoài quy mô dân số, diện tích tự nhiên, còn có các yếu tố đặc thù để nghiên cứu xem xét, như: Đơn vị hành chính ổn định từ năm 1945, liên quan đến văn hóa, lịch sử truyền thống, dân tộc... Hiện, việc rà soát mới đánh giá quận Hoàn Kiếm theo tiêu chí dân số, diện tích tự nhiên. Ngoài ra, yếu tố đặc thù (được nêu cụ thể trong Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030) sẽ làm căn cứ để quyết định có sáp nhập hay không.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Diệu Oanh, Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, đối với thành phố Hà Nội, việc áp dụng các tiêu chí theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 nếu tính yếu tố diện tích thì rất khó để đảm bảo. Tuy nhiên, tính đặc thù của Thủ đô có chính quyền đô thị, đặc thù trong Luật Thủ đô phải tính đến những yếu tố đó.
Ngoài ra, việc sắp xếp phải tính đến quy hoạch của phố cổ đã rất lâu đời, qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tính đến các yếu tố này để thuận lợi về giao thương, điều kiện văn hóa và đặc biệt là việc sinh sống của người dân. Thêm vào đó, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, tuy nhiên nên tính lộ trình bởi Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của cả nước.
Nhấn mạnh việc sắp xếp không nằm ngoài chủ trương theo nghị quyết của Quốc hội, nhưng cần tính đến yếu tố cụ thể và đặc thù, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Diệu Oanh cho rằng, sáp nhập Quận Hoàn Kiếm không đơn giản là việc sáp nhập cơ học. Khi sáp nhập quận Hoàn Kiếm với quận khác, việc lựa chọn tên quận cũng là vấn đề cần đặt ra. Bởi Hoàn Kiếm là quận lâu đời, trung tâm của thủ đô, nên phải cân nhắc kỹ.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 diễn ra ngày 31/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong giai đoạn 2023 - 2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định hiện nay, thành phố Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (quận Hoàn Kiếm) và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.
Giai đoạn 2019 - 2021, thành phố đã sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 6 phường; không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp. Hiện nay, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã và 579 đơn vị hành chính (383 xã, 175 phường, 21 thị trấn).
Cục Hàng không yêu cầu triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để ra vi phạm.
Chủ Nhật ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 tại TP.HCM vận hành thương mại chính thức. UBND thành phố đã đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị tốt cho công tác vận hành, khai thác tuyến Metro số 1.
Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP được nông dân, doanh nghiệp mang đến Phiên chợ nông sản 2024 tại TP.HCM để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Đối tác công tư (PPP) là phương thức được đề xuất cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng).
Trong lễ hội Hoa - Kiểng Chợ Lách diễn ra từ ngày 8 đến 12/1/2025 ngay trước Tết Nguyên đán, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) sẽ xác lập kỷ lục tuyến đường hoa kiểng do cộng đồng tạo tác dài nhất Việt Nam với chiều dài 15 km.
Không phải là trench coat hay áo dệt kim, áo khoác lông cừu mới chính là món đồ được yêu thích trong mùa lạnh năm 2024.