Bên cạnh đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng nói lý do vì sao phải sinh trắc học đối với người sử dụng tài khoản chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên bắt đầu từ ngày 1/7.
Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, hệ thống chỉ trục trặc ngày đầu tiên áp dụng, còn từ ngày 2-5/7, các hoạt động bình thường. Thống kê cho thấy có 19 triệu tài khoản ngân hàng thực hiện bảo mật sinh trắc học thành công, trong đó có 10% số người đã được hỗ trợ làm sinh trắc học tại quầy do họ có có căn cước công dân gắn chíp nên không thể dùng phương tiện điện tử làm, có khách hàng không có điện thoại kết nối NFC - "kết nối một chạm".
Lãnh đạo NHNN cho biết, theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước về sinh trắc học, từ 1/7, người dùng tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác minh sinh trắc học với giao dịch trên 10 triệu đồng nhưng nhiều người gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xác minh và việc áp dụng sinh trắc học còn nhiều vướng mắc. Bên cạnh đó, có nhiều người lo ngại về nguy cơ lừa đảo thông qua sinh trắc học và lộ lọt thông tin.
Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng: "Trước kia khi dùng Chứng minh thư nhân dân cùng nhiều giấy tờ khác để mở tài khoản ngân hàng, đã có rất nhiều kẻ gian lợi dụng để mở tài khoản. Nhưng nay, tuy mới chỉ áp dụng sinh trắc học ở mức giao dịch 10 triệu, nhưng khó ai có thể nói dùng giấy tờ giả để mở tài khoản".
Ông Dũng khẳng định: "Chỉ khi thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng mới yêu cầu kiểm tra sinh trắc học. Cách thức rất đơn giản đó là so sánh khuôn mặt của người thực hiện giao dịch với khuôn mặt được kiểm tra đối chiếu trong dữ liệu của Bộ Công An… Với giao dịch thanh toán dưới 10 triệu đồng thì không phải sinh trắc học".
Lãnh đạo NHNN nói, số lượng giao dịch trên 10 triệu đồng, riêng trong tháng 6/2024 đã chiếm 8% số lượng giao dịch. Bình quân một ngày có khoảng 1,8-2 triệu giao dịch trên 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, có trên 80% người trưởng thành (tương đương 65 triệu người trưởng thành) có tài khoản ngân hàng. Tổng số tài khoản ngân hàng là gần 180 triệu, tương đương bình quân 1 người Việt Nam có 3 tài khoản ngân hàng.
Thông tin về kết quả thực hiện, ông Dũng cho biết tính đến hết ngày 5/7, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch khoảng 19 triệu tài khoản. "Đây là con số rất lớn. Vì vậy, trong ngày 1/7 có những trục trặc nhất định do đông người vào thử hệ thống. Song từ ngày 2-5/7, hệ thống hoạt động bình thường", Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết.
Có 10% trong 19 triệu lượt thực hiện xác minh sinh trắc học được ngân hàng hỗ trợ thực hiện tại quầy. Đó là những trường hợp khách hàng không có CCCD gắn chip, chỉ có chứng minh thư và CCCD cũ hoặc điện thoại không có NFC và bắt buộc phải đến ngân hàng để hỗ trợ.
Số liệu thống kê tính đến hết ngày 5/7, đỉnh điểm có 26,3 triệu giao dịch – con số lớn nhất trong 10 ngày gần đây - nhưng hoạt động vẫn thông suốt. Trong đó, có 3,85% giao dịch trên 10 triệu.
"Điều này cho thấy ngân hàng rất lựa chọn khi quyết định chọn giao dịch trên 10 triệu để yêu cầu xác minh sinh trắc học, chứ không phải bắt tất cả tài khoản phải thực hiện. Song trong tương lai nếu làm tốt thì có thể thực hiện điều này", ông Dũng nói.
Về khó khăn trong quá trình thực hiện, Phó thống đốc Ngân hàng cho biết đã có văn bản hướng dẫn bổ sung để giải quyết trong tình huống không có CCCD gắn chip, chứng minh thư…
Về bảo mật thông tin, Luật Tổ chức tín dụng có quy định trách nhiệm Ngân hàng về bảo mật thông tin. Luật An ninh mạng và Nghị định 13 cũng có quy định về bảo vệ thông tin. Khi ngân hàng làm, phải tuân thủ tất cả quy định để đảm bảo an ninh, an toàn. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có thông tư đảm bảo an ninh, an toàn, sự hoạt động liên tục.
Với giao dịch trên 10 triệu đồng, chỉ cần thêm một bước sinh trắc học, còn mọi bước bảo mật khác vẫn như cũ để đảm bảo ngăn chặn tình trạng không chính chủ.
Song, Phó Thống đốc ngân hàng nhấn mạnh, không có giải pháp nào là an toàn tuyệt đối. Ta đưa ra biện pháp nào sẽ có đối tượng ra thêm phương pháp khác. Do đó, cần nâng cao cảnh giác, khuyến cáo các thủ đoạn mới và đề nghị các cơ quan cùng Ngân hàng phổ biến thông tin.
"Hiện nay, có trên 90% giao dịch được thực hiện trên môi trường số nên chúng tôi lo hơn tất cả mọi người. Bên cạnh thông tin khách hàng, trong dữ liệu còn có số dư, số tiết kiệm… nên hoạt động đảm bảo an ninh an toàn luôn được đặt ở vị trí cốt lõi và hàng đầu của hệ thống ngân hàng", ông Dũng thông tin thêm.
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng ghi nhận mọi khó khăn vướng mắc của người dùng và có giải pháp xử lý, liên tục nâng cấp ứng dụng mobile banking để ứng phó với thủ đoạn mới, liên tục cập nhật để đảm bảo an ninh an toàn hệ thống.
Ông cam kết nếu có vướng mắc gửi đến, chắc chắn hệ thống ngân hàng sẽ xử lý. Trong nhiều ngày qua, các tổ chức tín dụng đã làm ngày đêm để gỡ vướng.
CarOn Holdings, đơn vị sở hữu chuỗi trung tâm dịch vụ ô tô trên toàn quốc, đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược để trở thành đơn vị được ủy quyền chính thức sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ô tô điện VinFast.
Các hoạt động của Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào được đánh giá cao về sự năng động, chủ động, tích cực và trách nhiệm thông qua cách tiếp cận các vấn đề mang tính "toàn dân, toàn diện, toàn cầu".
Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TP.HCM) đã siết chặt các quy trình chăm sóc hổ, không để dịch cúm bùng phát sau sự việc hàng chục cá thể hổ, báo và sư tử chết ở Đồng Nai và Long An do cúm A/H5N1.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN công bố tên tại giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2024 (ABA 2024) - lĩnh vực chuyển đổi số.