Dữ liệu của CRBE Việt Nam, nguồn cung căn hộ tại thị trường TP.HCM trong quý II/2024 đã có nhiều cải thiện. Nếu như quý I, thị trường chỉ đón nhận 500 căn chung cư mở bán mới thì trong quý II, nguồn cung mới đã tăng lên thị trường đã ghi nhận thêm gần 1.200 căn hộ chào bán mới, nằm tại khu Đông và khu Nam thành phố.
Hầu hết các căn hộ được chào bán trong nửa đầu năm là từ các dự án cũ chào bán giai đoạn tiếp theo, chỉ có 2 dự án hoàn toàn mới là dự án The Aurora ở khu Phú Mỹ Hưng (với 82 căn) và dự án Eaton Park (841 căn) ở Quận 2 cũ (nay là TP.Thủ Đức).
Tuy có sự cải thiện nhưng nhìn chung, nguồn cung căn hộ chung cư mới tại TP.HCM trong nửa đầu năm 2024 vẫn còn hạn chế, chỉ bằng 40% nguồn cung mới của cùng kỳ năm trước. Số lượng căn hộ bán được trong 6 tháng đầu năm đã đạt 80% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 1.700 căn hộ bán được.
Vì nguồn cung hạn chế, các dự án có đợt ra hàng mới tại TP.HCM trong 6 tháng đầu năm đều đạt tỷ lệ bán tốt. Đồng thời, giá bán chung cư tại TP.HCM cũng tiếp tục tăng.
Theo CBRE, tại TP.HCM, giá bán trên thị trường sơ cấp tiếp tục đà tăng nhẹ, tăng khoảng 3% theo quý và 6% theo năm, đạt trên 63 triệu đồng/m2. Chỉ riêng trong quý II, hơn 70% nguồn cung mở bán mới (đến từ 2 dự án của chủ đầu tư nước ngoài) nằm tại các vị trí gần trung tâm được chào bán với định vị dự án từ cao cấp đến hạng sang, giá sơ cấp cao gấp 2-3 lần mức giá trung bình trên thị trường.
Với đà tăng giá trên thị trường sơ cấp, cùng với các dự án điều chỉnh giá bán sơ cấp cao hơn giá chào bán các giai đoạn trước, thị trường giá bán thứ cấp chung cư TP.HCM cũng ghi nhận mức tăng 4% theo quý, và 3% theo năm. Các khu vực xa trung cũng ghi nhận giá chào bán thứ cấp tăng 2% - 3% theo năm.
Các chuyên gia dự báo từ nay tới cuối năm 2024, thị trường TP.HCM sẽ có khoảng hơn 8.000 căn chung cư dự kiến mở bán mới. Giá sơ cấp chung cư tại TP.HCM dự kiến tăng khoảng 5% theo năm.
Trong khi đó, dữ liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (Dat Xanh Services-FERI), loại hình căn hộ chung cư ở vẫn dẫn dắt thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận với hơn 12.000 sản phẩm, chủ yếu thuộc phân khúc trung – cao cấp. Đơn vị dự báo giá bán sơ cấp dự báo tiếp tục tăng từ 5 – 10% tại TP.HCM và các thành phố vệ tinh, giữ nguyên hoặc tăng nhẹ từ 2 – 3% ở các khu vực khác.
Ghi nhận của Dân Việt, giá chung cư tại TP.HCM vẫn duy trì mức cao. Đơn cử, một dự án trung cấp tại khu Nam thành phố mở bán với giá bình quân 53 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT, phí bảo trì và các ưu đãi), ghi nhận bán hơn 90% trên số căn mở bán chỉ trong ngày mở bán.
Tại khu Đông thành phố, một dự án chung cư hạng sang ghi nhận bán hết các căn còn lại trong giai đoạn cuối với giá bình quân 170 triệu đồng/m2 trong ngày mở bán và một dự án chung cư cao cấp tiệm cận hạng sang mở bán cùng tháng cũng ghi nhận bán được hơn 70% trên số căn mở bán với giá bán bình quân khoảng 130 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT, phí bảo trì và các ưu đãi).
Trong bối cảnh giá căn hộ chung cư chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng việc đẩy mạnh phát triển phân khúc nhà ở xã hội được coi là "chìa khóa quan trọng nhất" giúp khơi thông nguồn cung nhà ở giá bình dân, từ đó giúp cân bằng thị trường.
Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Tổ công tác nghiên cứu thị trường VARS cho biết, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành 75 dự án nhà ở xã hội với quy mô 39.884 căn, tăng 3 dự án, 1.756 căn so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024 nhưng mới chỉ đạt 9,3% kế hoạch 2021-2025.
Trong khi đó, tại TP.HCM, Sở Xây dựng cho biết từ đầu nhiệm kỳ 2021 đến tháng 6 đầu năm 2024, địa phương chỉ mới hoàn thành 4 dự án nhà ở xã hội với quy mô 1.233 căn hộ.
Việc phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM được đánh giá là còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, các bước thủ tục đầu tư dự án còn phức tạp; các quy trình thủ tục như nhà ở thương mại, thậm chí còn nhiều bước hơn.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.