Nhiều mô hình nông nghiệp đô thị tại TP.HCM được đánh giá có tiềm năng lớn trong thu hút khách, phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn.
Tại huyện Củ Chi, đều đặn cuối tuần, nông trại Đạt Butter của chàng trai trẻ Trần Đăng Đạt lại đón những đoàn khách nhỏ đến trải nghiệm làm vườn, thu hoạch và làm bơ đậu phộng.
“Ý tưởng cho khách, bao gồm đại lý và các gia đình, bạn trẻ đến trải nghiệm làm vườn, làm đậu phộng được chúng tôi ra đời từ rất sớm. Khách phải chính tay trải nghiệm, tự làm bơ mới có thể thấy và hiểu hết sản phẩm, câu chuyện làm nông nghiệp bền vững của chúng. Đây cũng là cách chúng tôi gắn kết và lan tỏa sản phẩm OCOP 4 sao bợ đậu phộng của TP.HCM”, anh Đạt cười, nói.
Bơ đậu phộng của Đạt Butter đã một trong số những sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của TP.HCM. Anh cho biết mở rộng hoạt động khám phá, trải nghiệm gắn với các điểm du lịch nông nghiệp khác tại Củ Chi là chiến lược sắp tới của doanh nghiệp.
Nhiều nhà vườn, cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp làm nông nghiệp đô thị, các vườn rau công nghệ cao, làng thể truyền thống tại TP.HCM thời gian qua cũng đã và đang thu hút nhiều khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm. Đây là những tín hiệu vui mới về mô hình du lịch nông nghiệp - nông thôn tại TP.HCM, nhất là sau giai đoạn Covid-19.
Bà Hoàng Thị Mai - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở NNPTNT TP.HCM) cho biết ngành nông nghiệp TP.HCM có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp.
Theo bà Mai, dù tốc độ đô thị hóa cao nhưng một số làng nghề truyền thống vẫn còn, đang được thành phố bảo tồn và phát triển như làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề muối Lý Nhơn và những làng nghề mới như làng mai vàng Bình Lợi, làng nghề chim yến huyện Cần Giờ.
TP.HCM có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao như dưa lưới tại Hóc Môn, hoa lan tại Củ Chi, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao ở Cần Giờ.
Ngoài ra, cùng với các tỉnh thành khác, TP.HCM cũng đang triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Sản phẩm OCOP mang lợi thế đặc trưng của TP.HCM cũng hoàn toàn có khả năng gắn kết với hoạt động du lịch.
Thêm vào đó, xu hướng du lịch xanh, du lịch trải nghiệm đang càng ngày càng được người dân trong và ngoài thành phố quan tâm. Vùng nông thôn thành phố với những tour tuyến du lịch hiện có hoàn toàn có thể gắn kết với mô hình nông nghiệp mới tạo thành tuyến tour du lịch nông nghiệp hấp dẫn cho TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo - Trưởng Phòng quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch, Sở Du lịch TP.HCM, đánh giá cao tiềm năng, tài nguyên du lịch nông nghiệp tại TP.HCM hiện nay, với các làng nghề, nông trại, mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo đúng nhu cầu thị trường.
Theo đó, sản phẩm du lịch nông nghiệp đang được khách quan tâm là trải nghiệm đời sống nông thôn gắn với du lịch cộng đồng, ăn ở cùng với bà con. Thứ hai, là sản phẩm tìm hiểu làng nghề truyền thống, như bánh tráng, se nhang, làng mai vàng, khách được trải nghiệm làm sản phẩm, bón phân, tưới nước cho cây. Thứ ba, khách muốn đi về nông thôn nghỉ dưỡng vì có cảnh quan thiên nhiên, tạo cảm giác thư thái, yên bình.
“Các làng nghề của TP.HCM đang được quan tâm, bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Hiện đi về nông thôn TP.HCM, du khách không còn sợ đường xa, đường xấu, hạ tầng, cảnh quan, điều này được thực hiện thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, là điều kiện tốt để đón khách”, bà Thảo nói thêm.
Đại diện Sở NNPTNT và Sở Du lịch TP.HCM đều cho biết hai bên và các ban ngành liên quan sẽ tiếp tục bắt tay, kết nối mô hình, điểm đến, dịch vụ thành sản phẩm du lịch nông nghiệp hút khách trong thời gian tới, để “nối dài” giá trị của ngành nông nghiệp thông qua du lịch, cũng như du lịch có thêm sản phẩm mới, kéo khách tới TP.HCM.
Theo TS. Dương Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch, chất liệu du lịch nông nghiệp - nông thôn tại TP.HCM là đã có, vấn đề cần làm là kết nối chúng lại, trở thành chuỗi trải nghiệm để gia tăng cảm xúc, thu hút du khách, nhất là những nhóm khách có nhu cầu trải nghiệm văn hóa độc đáo.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Sở NNPTNT TP.HCM cho biết ngoài việc tiếp tục phối hợp Sở Du lịch và các cơ quan trong việc phát triển du lịch nông nghiệp, Sở còn có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng làm nông nghiệp đô thị, hay còn gọi là chính sách hỗ trợ một phần lãi vay theo các Quyết định 105, Quyết định 04, Nghị quyết 10, Nghị quyết 06.
Đây là chính sách hỗ trợ lãi vay để giúp doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác khi có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư sản xuất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp đô thị sẽ được thành phố hỗ trợ một phần lãi vay, mức hỗ trợ lãi vay dao động từ 60 - 100% tùy từng hạng mục đầu tư.
Để tiếp tục hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị, từ đó kết nối phát triển du lịch, Sở NNPTNT TP.HCM đã lấy ý kiến, góp ý đối với dự thảo Nghị quyết quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố.
Theo dự thảo, ngân sách thành phố sẽ hỗ trợ 100% lãi suất đối với chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản; mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Chủ đầu tư thực hiện duy trì, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5 sao thuộc Chương trình OCOP cũng được hỗ trợ lãi suất 100%.
Các đối tượng được hỗ trợ 100% lãi suất vay còn có chủ đầu tư sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp hữu cơ; sản xuất nông nghiệp sạch và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chủ đầu tư là thành viên hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu và trả công lao động sản xuất nông nghiệp.
Chủ đầu tư phát triển sản phẩm thuộc làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống được UBND TP công nhận; chủ đầu tư chuyển đổi từ đất muối sang nuôi trồng thủy sản; chủ đầu tư chuyển đổi từ sản xuất lúa, mía, cao su hiệu quả thấp sang trồng cây có hiệu quả cao hơn (rau, hoa, bắp, cỏ chăn nuôi); chủ đầu tư tham gia chuỗi an toàn thực phẩm sản xuất nông nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ lãi suất 100%.
Các đối tượng được ngân sách thành phố hỗ trợ 80% lãi suất là chủ đầu tư sản xuất rau, hoa, cây kiểng, cá cảnh, bò sữa, bò thịt, heo, tôm nước lợ, nuôi trồng thuỷ sản để mua giống, vật tư, thức ăn nhiên liệu, trả công cho người lao động.
Ngân sách thành phố hỗ trợ 60% lãi suất với chủ đầu tư mua giống, vật tư, thức ăn nhiên liệu, trả công cho người lao động để sản xuất các loại cây trồng vật nuôi khác; chủ đầu tư ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn đối với hợp tác xã; chủ đầu tư phát triển du lịch sinh thái…
Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.
Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.