Thứ ba, 08/10/2024

Nỗ lực gỡ khó, kinh doanh bất động sản ở TP.HCM nửa đầu năm vẫn tăng trưởng âm

12/07/2023 10:03 AM (GMT+7)

Trong quý II/2023, hoạt động kinh doanh bất động sản tại TP.HCM tiếp tục tăng trưởng âm, với mức sụt giảm 11,58%, kéo theo ngành xây dựng cũng tăng trưởng âm 8,45%.

Đây là những thông tin đáng chú ý trong báo cáo số liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn TP.HCM trong quý II/2023, của Sở Xây dựng TP.

Nỗ lực gỡ khó, kinh doanh bất động sản ở TP.HCM nửa đầu năm vẫn tăng trưởng âm - Ảnh 1.

Kinh doanh bất động sản ở TP.HCM nửa đầu năm vẫn tăng trưởng âm. Ảnh: Quang Duy

Cụ thể, theo Sở Xây dựng TP.HCM, hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng trưởng âm (-11,58%) so với cùng kỳ (chiếm tỷ trọng 3,5% GRDP của thành phố), trong khi quý I/2023 tăng trưởng âm (-16,2%).

Doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản cũng giảm 8,3% so với cùng kỳ (4 tháng đầu năm giảm 14,6%, 5 tháng đầu năm giảm 11,5% so với cùng kỳ).

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, dữ liệu trên cho thấy, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã có dấu hiệu hồi phục, giảm đà rơi, kéo theo ngành xây dựng hồi phục dần - quý I/2023 tăng trưởng âm (-19,8%), nhưng 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng âm còn (-8,45%).

Về cấp phép thành lập doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản, 6 tháng đầu năm 2023 có 689 đơn vị (giảm 52,6%), vốn dăng ký đạt 26.750 tỷ đồng (giảm 63,5%) so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2022.

Về đầu tư nước ngoài lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, 6 tháng đầu năm 2023 có 03 dự án được cấp phép mới với vốn đăng ký 5,8 triệu USD, 04 lượt dự án điều chỉnh với vốn đăng ký 25,6 triệu USD, 25 lượt góp vốn với 99,6 triệu USD.

Tổng vốn đầu từ nước ngoài vào hoạt động kinh doanh bất động sản 6 tháng đầu năm 2023 là 131 triệu USD, so với Quý 1 năm 2023 chỉ có 6,9 triệu USD (không có dự án cấp mới, điều chỉnh vốn, chỉ có góp vốn). 

"Đầu tư trong nước lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản còn dè dặt nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vån quan tâm, đặt nhiều kỳ vọng và sẵn sàng rót vốn cho lĩnh vực này", Sở Xây dựng TP.HCM, nhận định.

TP.HCM không có tồn kho bất động sản?

Theo dữ liệu từ báo cáo của Sở Xây dựng, đến nay TP.HCM không nhận được thông tin từ DN kinh doanh bất động sản về số liệu tồn kho bất động sản (theo định nghĩa của Bộ Xây dựng là số lượng bất động sản của dự án đủ điều kiện đưa vào giao dịch theo quy định của pháp luật nhưng chưa giao dịch trong kỳ báo cáo).

Đồng thời, số liệu tồn kho bất động sản là sản phẩm dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng là việc không đáng lo.

Cũng theo đánh giá của Sở Xây dựng TP.HCM, thị trường bất động sản TP.HCM trong quý II/2023 có tín hiệu hồi phục nhưng vẫn chưa ổn định, đòi hỏi chính quyền thành phố và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần phải vừa tập trung tháo gỡ các vướng mắc tồn đọng vừa điều chỉnh "sân chơi người chơi – luật chơi" để giải quyết sự lệch pha cung – cầu và quản lý hiệu quả, đảm bảo lành mạnh, cạnh tranh trong thị trường bất động sản.

"Tuy doanh nghiệp đã có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng do các chính sách nới lỏng của ngân hàng, nhưng dự đoán quý III/2023, thị trường bất động sản TP.HCM vẫn chưa có chuyển biến mạnh mẽ so với 6 tháng đầu năm 2023 do không nhiều các dự án xây dựng mới.

Chính phủ và chính quyền Thành phố vẫn phải tiếp tục tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, doanh nghiệp tái cơ cấu hoạt động, giải tỏa các khó khăn nội tại, đẩy mạnh thanh lý các sản phẩm đã hoàn thiện", phía Sở Xây dựng TP.HCM nhận định.

Cũng trong quý II/2023, TP.HCM đã xác nhận đủ điều kiện để bán, cho thuê mua sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 08 dự án với tổng số 6.313 căn nhà, giảm 18,6% so với quý I/2023 (7.753 căn) và giảm 33,24% so với cùng kỳ quý II năm 2022 (9.456 căn); tổng diện tích sàn là 1.407.905 m.

Tuy nhiên, TP cũng lưu ý, những dự án đủ điều kiện để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai trong Quý là những dự án được triển khai thực hiện đầu tư xây dựng từ những năm trước, đến Quý II năm 2023 mới hoàn tất thủ tục huy động vốn.

Do đó, số liệu nêu trên không đánh giá tình hình thực tế về thị trường bất động sản TP.HCM hiện nay.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.