Thời gian quan, việc chậm trả hành lý sau khi chuyến bay hạ cánh tại các sân bay, đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành khách. Nhiều hành khách cho biết phải chờ mỏi mòn cả tiếng đồng hồ mới lấy được hành lý ký gửi sau khi đáp chuyến bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới, vấn đề chậm trả hành lý sau chuyến bay tại sân bay Tân Sơn Nhất vẫn được nhiều người quan tâm. Đặc biệt cao điểm Tết đang đến gần, sân bay Tân Sơn Nhất được xem là "điểm nóng" khi số lượng người dân đến/đi sân bay này dự báo tăng kỉ lục.
Theo đó, dịp Tết Nguyên đán 2023, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến khai thác khoảng 26.926 chuyến bay, tăng 9,39% so với năm 2019. Sản lượng hành khách dịp Tết sắp tới vào khoảng hơn 3,85 triệu lượt, tăng 9,5% so với giai đoạn năm 2019.
Lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất trung bình ngày khoảng 130.000 khách (trong đó nội địa 90.000 khách, quốc tế 40.000 khách). Trong ngày đông nhất của dịp Tết, sân bay sẽ phục vụ khoảng hơn 144.000 lượt hành khách, tăng cao so với con số kỷ lục 127.885 lượt khách của năm 2019, tương đương mức tăng 13,1%. Như vậy, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đón lượt khách kỷ lục từ trước đến nay.
Theo lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất, lượng khách kỉ lục như vậy được dự báo sẽ gây sức ép lên cơ sở hạ tầng - vốn đã quá tải từ nhiều năm qua tại Tân Sơn Nhất. Đồng thời, vấn đề chậm trả hành lý cho hành khách cũng được nhiều người quan ngại khi thời gian gần đây, tình trạng này thường xuyên diễn ra.
Trước vấn đề trên, lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất cho biết việc trả hành lý cho hành khách thời gian qua xuất phát từ thực tế bối cảnh hạ tầng khó khăn. Đường công vụ là cấu hình cứng, với sân bay Tân Sơn Nhất có lịch sử đã quá lâu đời từ những thập niên 1950 - 1960, rất khó để điều tiết như mong đợi.
Theo lãnh đạo cảng, khu vực bên trong sân bay, cảng cơi nới được thêm bãi đỗ để phục vụ các hãng thì lại vô tình tạo áp lực lên hệ thống đường công vụ. Điều tiết để các loại xe di chuyển linh động lại phát sinh thêm điểm giao cắt, khiến thời gian chờ đợi đôi khi bị kéo dài... Chật vật co kéo giữa hệ thống hạ tầng quá chật chội, không thể tránh khỏi bất cập.
"Thực tế, nhà ga quốc nội Tân Sơn Nhất sau rất nhiều lần sửa chữa, cố gắng cơi nới cũng chỉ đạt năng lực khai thác 15 triệu hành khách, hiện phục vụ lượng khách gấp đôi thì không có 1 nhà ga nào trên thế giới có thể đạt được hiệu quả khai thác như mong đợi. Trong điều kiện chưa thể xây dựng một hạ tầng mới - cụ thể là nhà ga T3 - để san sẻ thì sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề bất cập như người dân và báo chí đã phản ánh. Tân Sơn Nhất không tắc nghẽn mới là lạ, còn tắc nghẽn là điều hiển nhiên", lãnh đạo sân bay cho hay.
Trước tình hình trên, để ứng phó với cao điểm Tết trong bối cảnh không thể hạn chế nhu cầu đi lại của người dân, sân bay Tân Sơn Nhất buộc phải "gồng mình" ở mọi mặt trận.
Được biết, từ tháng 4/2022, sân bay đã đưa vào khai thác hệ thống iCute tại nhà ga quốc nội nhằm nâng cao năng lực phục vụ quầy thủ tục, cửa khởi hành dùng chung giữa các hãng hàng không nội địa. Tháng 7, phòng chờ Bus Lounge với diện tích khoảng 876 m2 cùng cửa khởi hành mới đã được đưa vào khai thác, đồng thời di dời 1 vị trí cửa khởi hành số 22 (cũ) sang khu vực Bus Lounge tại sảnh B để tăng diện tích chờ cho hành khách
Mới đây, các vị trí đỗ 20, 21 và đường công vụ A10 đoạn gần vị trí đỗ 20, 21 đã được đưa vào khai thác trở lại sau khi hoàn thành sửa chữa. Điều này giúp áp lực luồng di chuyển phương tiện/trang thiết bị ra vào các cửa đến trước khu vực nhà ga, kỳ vọng phục vụ hành lý, hành khách lưu thông nhanh chóng.
Ngoài ra, cảng đã họp với các đơn vị vận tải yêu cầu tăng số lượt vận chuyển xe lên hơn 20% so với hiện nay. Tổng cộng sẽ có khoảng 13.000 - 14.000 lượt phương tiện phục vụ mỗi ngày so với số liệu hiện nay trung bình 11.500 lượt/ngày.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các đơn vị có liên quan tăng cường nhân lực, phương tiện phục vụ để thực hiện nhanh nhất công tác trả hành lý cho hành khách. Các đơn vị phải tăng cường công tác thông tin tại các cảng hàng không để hành khách biết và lấy hành lý đúng khu vực quy định, tránh ùn tắc và gây bức xúc cho hành khách.
Bên cạnh đó, Cục cũng yêu cầu các hãng hàng không tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chuyến bay; phối hợp với các đơn vị phục vụ mặt đất, cảng hàng không để thực hiện quy trình trả hành lý cho hành khách thuận tiện, hạn chế tối đa việc chậm trễ; cung cấp thông tin kịp thời cho hành khách.
Ngoài ra, đơn vị mặt đất cũng được yêu cầu cần bố trí hợp lý, bổ sung nguồn nhân lực phục vụ hành lý, khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng hành lý chậm bốc dỡ, giải tỏa sau khi tàu bay hạ cánh. Trong đó, tập trung nguồn nhân lực cho các cảng hàng không có tần suất bay cao như Tân Sơn Nhất…
Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.
Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.