Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban.
Các Phó Trưởng Ban gồm Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Thành viên là lãnh đạo một số bộ, ngành.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo, triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Quyết định 689 ngày 8/6/2022, phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban, thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Ảnh: VGP
Ban cũng nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và các vấn đề vượt thẩm quyền Bộ, ngành.
Giúp Thủ tướng chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề trong phạm vi thuộc chức năng, nhiệm vụ.
Giúp Thủ tướng điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, tăng cường trách nhiệm, hiệu quả tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
Ngày 8/6/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 689 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025".
Theo Đề án, phấn đấu đến năm 2025 xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các TCTD lành mạnh và phát triển bền vững.
Cùng với đó là đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; nâng cao năng lực tài chính của TCTD; ngăn ngừa đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan.
Đề án thí điểm áp dụng tại các NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025 đạt 11 - 12%.
Theo NHNN, đến cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ở mức 1,92%. Số liệu cập nhật báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết, tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ xấu tại các ngân hàng này lên trên 136.400 tỷ đồng, so với năm 2021 là 100.853 tỷ đồng.
Hơn một năm kể từ khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra, một thực tế dễ thấy với các doanh nghiệp nước ngoài tại Nga là: Rời khỏi nước này không hề đơn giản...
Thành công trong việc khai phá thị trường giao nhận đồ ăn với Foody, Đặng Hoàng Minh tiếp tục khởi nghiệp với Cooky, kỳ vọng vào một mô hình kinh doanh mới.
Hàng nghìn người dân đổ về chùa Pháp Hoa (quận 3, TP.HCM) để check-in với không gian lung linh của hơn 1.500 lồng đèn nhân dịp kỷ niệm Lễ Phật đản Phật lịch 2567.
Các món ăn truyền thống Việt Nam, ngày càng được khách hàng quốc tế biết đến như phở, bún, bánh cuốn, bánh mì… đang đứng trước cơ hội vàng để bước ra thế giới thông qua nhượng quyền.
Nhu cầu cao của thị trường dành cho bộ vi xử lý H100 của Nvidia đã giúp giá trị của doanh nghiệp này tăng vọt, tiệm cận mức 1.000 tỷ USD.
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, đây là giải pháp thường được người chăn nuôi chọn khi thị trường ảm đạm.