Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, và ông Trịnh Hướng Đông, Phó Thị trưởng Trùng Khánh, tham gia hội nghị này (là sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Đối thoại TP.HCM 2024 trong 2 ngày 23 và 24/9).
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng, với kim ngạch xuất nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 112,2 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023, theo thông tin từ Ban Tổ chức hội nghị. Trung Quốc tiếp tục là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và lớn thứ năm trên thế giới.
TP.HCM và Trùng Khánh chính thức hợp sức để thúc đẩy thương mại và đầu tư trong bối cảnh TP.HCM đang có kế hoạch xây dựng Đề án "Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng logistics, nâng công suất bốc dỡ, kho chứa cảng biển; đón đầu các chuỗi cung ứng, hình thành Trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực" và Khu phi thuế quan tại huyện Cần Giờ.
Kế hoạch này nhằm thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng, hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực, triển khai Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Về phía Trùng Khánh, Phó Thị trưởng Trịnh Hướng Đông cho biết thành phố này nằm ở điểm kết nối giữa chiến lược "Một vành đai, một con đường" và vành đai kinh tế sông Dương Tử, có lợi thế tự nhiên về vận tải liên vận bốn phương thức (đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không).
Ông Trịnh nhấn mạnh Trùng Khánh là một trong những thành phố đầu tiên của Trung Quốc khai thác chuyến tàu chở hàng Trung Âu cùng con đường mới trên đất liền và biển phía Tây, đóng vai trò độc đáo và quan trọng trong cấu trúc phát triển khu vực của Trung Quốc và mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Những năm gần đây, Trùng Khánh đã phát huy đầy đủ vai trò là trung tâm tổ chức vận tải và logistics, kết nối các tỉnh khu vực phía Tây Trung Quốc và các nước ASEAN, phía Bắc kết nối với thị trường lớn ở châu Âu thông qua chuyến tàu Trung-Âu; phía Nam mở rộng ra thị trường Đông Nam Á, thúc đẩy tuyến đường trở thành một đại lộ quốc tế toàn diện phủ sóng phía Tây, phục vụ toàn quốc, kết nối với ASEAN và hòa nhập với toàn cầu.
Thị trưởng Trùng Khánh khẳng định hiện nay, tuyến đường đã hình thành ba phương thức logistics chính là chuyến tàu liên vận đường sắt - đường biển; xe xuyên biên giới; tàu thủy liên vận quốc tế, kết nối trong nội địa với 72 thành phố và 154 ga tàu tại 18 tỉnh của Trung Quốc, đồng thời tiếp cận 538 cảng tại 125 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.
Trong khi tiếp ông Trịnh Hướng Đông tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết TP.HCM có sứ mệnh là trung tâm nhiều mặt của cả nước, với hệ thống các phương tiện giao thông đồng bộ gồm đường hàng không, đường sông, đường biển, đường bộ, đường sắt.
Ông Hoan nói TP.HCM quyết tâm đến năm 2035 xây dựng 180km đường sắt đô thị và mời gọi Trùng Khánh tham gia vào hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố.
Ông Hoan cho biết TP.HCM muốn xây dựng huyện Cần Giờ thành trung tâm logictics và xây dựng cảng trung chuyển Cần Giờ (đang ở giai đoạn kế hoạch) tầm cỡ khu vực Đông Nam Á. Theo ông Hoan, cảng trung chuyển Cần Giờ sau khi xây dựng có thể kết nối được với cảng Trùng Khánh, từ đó thúc đẩy phát triển nhiều mặt, tạo cơ hội để hàng hóa Trung Quốc mở rộng thị trường ở phía Nam Việt Nam.
"Đây là dự án lớn, nếu Trung ương đồng ý thì TP.HCM sẽ kêu gọi các nhà đầu tư cùng tham gia. TP.HCM mong Trùng Khánh có thể tham gia tư vấn hoặc tham gia đầu tư", ông Hoan chia sẻ.
Phó Thị trưởng Trùng Khánh cảm ơn lãnh đạo TP.HCM đã mời đoàn đại biểu tỉnh Trùng Khánh đến thăm TP.HCM và tham gia Đối thoại Hữu nghị 2024.
Ông Trịnh cho biết ông đồng ý với nhận định rằng việc đầu tư hệ thống đường sắt rất cần cho sự phát triển TP.HCM và các ngành dịch vụ. Mục đích quan trọng của việc xây dựng tuyến đường sắt, kết nối các tuyến đường biển là tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa giữa hai nước ngày càng thuận lợi. Ông kỳ vọng Trùng Khánh và TP.HCM sẽ tiếp tục có những buổi gặp gỡ, thảo luận về phương hướng hợp tác trong tương lai.
Cũng hướng tới tương lai, ông Trịnh khẳng định tại hội nghị: "Chúng tôi cam kết Trùng Khánh sẽ phát huy tốt chức năng trung tâm tổ chức vận hành, tuân thủ quan điểm "mở cửa, bao dung, đổi mới thực tiễn, hợp tác liên kết, cùng xây dựng và cùng chia sẻ" để phục vụ tốt các nước ASEAN bao gồm Việt Nam tham gia xây dựng tuyến đường mới này".
Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.
Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.
Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.
Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).