Trong thông báo vừa phát đi, Manulife Việt Nam thể hiện sự "xuống nước", khẳng định tiếp tục giải quyết khiếu nại của các khách hàng tham gia sản phẩm "Tâm An Đầu Tư" qua Ngân hàng SCB sau ngày 30/4.
"Chúng tôi đã đưa ra quyết định đặc biệt này để thể hiện sự cảm thông sâu sắc đến khách hàng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xảy ra với ngân hàng SCB vào đầu tháng 10/2022. Các khiếu nại này đã được chúng tôi áp dụng quy trình đánh giá nghiêm ngặt trong suốt 7 tháng trước đó", thông báo của Manulife Việt Nam cho biết.
Doanh nghiệp bảo hiểm này cũng cho rằng trong 2 tuần qua kể từ khi bắt đầu việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng gửi tiết kiệm nhưng bị biến thành gói bảo hiểm của Manulife, công ty đã đối thoại với hàng trăm khách hàng, để giải quyết khiếu nại. Và khẳng định phần lớn kết quả giải quyết đều tích cực khi các khiếu nại của khách hàng được giải quyết thỏa đáng.
Giải thích cho lý do đưa ra trước đó, chỉ giải quyết với các khiếu nại mà khách hàng gửi trước ngày 30/4, Manulife cho rằng vì khách hàng đã có nhiều thời gian và cơ hội để liên hệ với công ty. Và hầu hết các khiếu nại mà bảo hiểm này ghi nhận đã được gửi đến vào tháng 10 và tháng 11 năm 2022, ngay sau khi việc khủng hoảng của ngân hàng SCB xảy ra.
Tuy nhiên, cũng thông báo của Manulife khẳng định sau thời hạn 30/4/2023, đã ghi nhận thêm khiếu nại của khách hàng SCB liên quan đến việc gửi tiết kiệm bị biến thành bảo hiểm.
Nhiều khách hàng bức xúc cho rằng, họ khiếu nại thời điểm nào cũng như nhau, bởi họ đều là nạn nhân. Tuy nhiên có nhiều người không nắm được thông tin nên khiếu nại trễ hơn. Và mong muốn của khách hàng là lấy lại 100% số tiền đã đóng, bởi đó thực chất là tiền gửi tiết kiệm chứ không phải mua bảo hiểm.
Trước bức xúc của khách hàng, Manulife Việt Nam cam kết với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4, công ty sẽ tuân thủ theo quy trình đánh giá đã và đang áp dụng với các khách hàng trước đó, sẽ liên hệ để giải quyết.
Trước đó, công ty bảo hiểm này ra thông báo bắt đầu đối thoại trực tiếp với khách hàng gửi tiết kiệm bị biến thành bảo hiểm, và chỉ áp dụng giải quyết cho các khách hàng đã gửi khiếu nại trước ngày 30/4, không áp dụng cho khách hàng khiếu nại sau thời gian này.
Tuy nhiên, không phải tất cả các yêu cầu hủy hợp đồng trước hạn của khách hàng đều được Manulife hoàn tiền 100%, mà tùy vào kết quả đánh giá hợp đồng giữa khách hàng và ngân hàng SCB, bao gồm các yếu tố, trong đó có việc tư vấn, hồ sơ hợp đồng bảo hiểm và cả đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan…
Từ đầu tháng 5, Manulife bắt đầu gặp khách hàng khiếu nại để giải quyết. Một số khách hàng thông tin họ đã được hoàn số tiền đã đóng. Phía Manulife cũng cho biết sẽ cố gắng hoàn thành các cuộc đối thoại trước ngày 30/6 với khách hàng đã gửi đơn khiếu nại trước ngày 30/4.
Khách hàng được hoàn tiền sẽ phải ký bản thỏa thuận giải quyết khiếu nại, giữ bí mật và thể hiện sự đồng thuận về kết quả giải quyết.
Trong tháng 4, hàng trăm người đã đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM nộp đơn tố cáo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) liên kết với bảo hiểm Manulife. Họ cho rằng mình bị lừa và lo mất tiền, vì những khoản đầu tư, tiền gửi tiết kiệm lại trở thành hợp đồng bảo hiểm.
Theo khách hàng, khi đến ngân hàng làm thủ tục gửi tiết kiệm, họ bị nhân viên ngân hàng tư vấn tham gia gói tiết kiệm "Tâm an đầu tư", do SCB kết hợp cùng Manulife, có tặng kèm bảo hiểm sức khỏe. Lãi suất của gói tiết kiệm đầu tư này được nhân viên cho biết là 12%, lĩnh vào cuối kỳ, và thời gian tham gia là 5 năm.
Sau đó, khi nhận thông báo đóng phí, họ mới biết hợp đồng mình ký là bảo hiểm nhân thọ. Nhiều hợp đồng có mức phí cả trăm triệu đến vài trăm triệu đồng/năm.
TP.HCM và Hà Nội đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Nếu lấy tiêu chí 10 triệu dân làm chuẩn cho một siêu đô thị, TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của cả nước
UBND TP.HCM cho biết từ tháng 5/2023 đến nay, thành phố đã tháo gỡ vướng mắc hoàn toàn cho 8 dự án bất động sản trên địa bàn.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Trong 4 năm qua, TP.HCM chỉ mới đã hoàn thành 6 dự án nhà ở xã hội. Hiện tại, thành phố đang tìm giải pháp để gỡ pháp lý cho gần 30 dự án, tăng nguồn cung nhà ở.
Chính phủ Thụy Sĩ và Ngân hàng Thế giới vừa ký một thỏa thuận về thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đô thị lớn của Việt Nam.
Sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024, chưa rõ tương lai của Intel sẽ vẫn là tập đoàn bán dẫn đứng độc lập hay có thể sáp nhập với 1 tập đoàn công nghệ bán dẫn khác ở Mỹ.