Thứ bảy, 23/11/2024

Bổ sung "siêu cảng" quốc tế Cần Giờ là tâm điểm trong điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển

20/06/2023 2:12 PM (GMT+7)

Trong vòng chưa đầy 2 năm triển khai, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 lại được khẩn trương điều chỉnh, với tâm điểm là bổ sung việc phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM)...

Đầu tháng 6/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Bộ Giao thông vận tải ý kiến đóng góp đối với hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bổ sung "siêu cảng" quốc tế Cần Giờ là tâm điểm trong điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển - Ảnh 1.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng biển sau khi bổ sung siêu cảng Cần Giờ.

LÀM RÕ VỊ TRÍ, PHÂN LUỒNG HÀNG HOÁ TẠI HAI CẢNG BIỂN ĐẶC BIỂN

Được biết, ngày 9/1/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chưa được quy định rõ tại quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, do đó, cần rà soát, điều chỉnh.

Góp ý với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý, theo hồ sơ báo cáo điều chỉnh quy hoạch,một số nội dung đề xuất điều chỉnh chưa làm rõ sự mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia như: năng lực hàng hoá, hành khách, nhu cầu sử dụng đất và mặt nước. Do đó, trong công văn này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần bám sát các nội dung mâu thuẫn giữa các quy hoạch, đề xuất phương án điều chỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia.

Đóng góp cụ thể hơn về hồ sơ điều chỉnh quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, một là, về năng lực, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, năng lực hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam được điều chỉnh thành 1.322 – 1.589 triệu tấn, trong đó, hàng container từ 46 – 54 triệu TEU.

Hành khách từ 20,6 – 21,1 triệu lượt hành khách trên cơ sở cập nhật các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch tổng thể quốc gia và cập nhật các quy hoạch ngành có liên quan.

Hai là, về bổ sung mục tiêu quy hoạch phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra định hướng xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - TP.HCM.

“Vì vậy, việc Bộ Giao thông vận tải đề xuất bổ sung mục tiêu quy hoạch phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - TP.HCM là có cơ sở”, công văn Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Tại khu vực Đông Nam bộ dự kiến quy hoạch hai cảng biển đặc biệt là cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu và cảng biển TP.HCM có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế, vì vậy, Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trò và phương án phân chia luồng hàng hóa qua cảng biển này.

Bổ sung "siêu cảng" quốc tế Cần Giờ là tâm điểm trong điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển - Ảnh 3.

Khu vực huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Ba là, liên quan đề xuất của Bộ Giao thông vận tải đưa cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào danh mục các dự án ưu tiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị bổ sung thuyết minh vì Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội không nêu cụ thể thời điểm đầu tư.

Ngoài ra, “làm rõ việc bổ sung cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào danh mục các dự án ưu tiên đầu tư nhưng tổng nhu cầu sử dụng đất chỉ là 15.530 ha, giảm so với nhu cầu sử dụng đất 33.600 ha tại Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị.

Bốn là, về nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Kế hoạch và Đầu tư muốn Bộ Giao thông vận tải rà soát lại nhu cầu vốn đầu tư cho phù hợp.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2030 là 313.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi bổ sung cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào quy hoạch và Danh mục ưu tiên, tổng nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 chỉ dự kiến khoảng 312.600 tỷ đồng.

ĐƯA CẦN GIỜ THÀNH TRUNG TÂM CẢNG BIỂN, LOGISTICS

Trước đó, cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải có Công văn số 3029 đề nghị các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Công an, Công thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; UBND các tỉnh, thành phố: TP.HCM; Hải Phòng; Bà Rịa - Vũng Tàu; Nam Định, Quảng Trị đề nghị tham gia ý kiến đối với hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đáng chú ý, hầu hết đề xuất điều chỉnh quy hoạch này đều phải thay đổi do bổ sung Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM) vào quy hoạch, từ thay đổi mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng, phân loại cảng biển đến các dự án ưu tiên đầu tư…

Đặc biệt, tại công văn này, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị đưa bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, như sau: “Bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ: Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước tại cửa sông Cái Mép (bên trái luồng Vũng Tàu - Thị Vải); Chức năng trung chuyển công ten nơ quốc tế, được quy hoạch với quy mô, lộ trình đầu tư phù hợp với “Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM được cấp thẩm quyền phê duyệt; Cỡ tàu trọng tải đến 24.000 TEU (250.000 tấn) hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện”.

Cảng biển TP.HCM cũng được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, vì sau khi hình thành bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ thì cảng biển TP.HCM đủ tiêu chí phân loại là cảng biển đặc biệt theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hàng hải năm 2015.

Bổ sung "siêu cảng" quốc tế Cần Giờ là tâm điểm trong điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển - Ảnh 5.

Cần Giờ là huyện duy nhất của TP.HCM giáp biển.

Trước đó, trung tuần tháng 5 vừa qua, UBND TP.HCM tổ chức hội thảo về “Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ”.

Huyện Cần Giờ có vị trí địa lý tiếp giáp với biển Đông, nằm giữa 2 cửa sông lớn Soài Rạp, Lòng Tàu và tiếp giáp với sông Thị Vải, là các tuyến hàng hải quan trọng của cảng biển nhóm 4 (nhóm cảng biển Nam Trung bộ), hội tụ đủ điều kiện để phát triển cảng biển cửa ngõ quốc gia và trung chuyển quốc tế.

Theo đề án, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được đề xuất đặt tại khu vực Cù lao Phú Lợi (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ). Cù lao này có hơn 93ha rừng phòng hộ, trong đó có hơn 82ha đất có rừng và được bao quanh bởi sông Thị Vải, sông Thêu. Khu vực này nằm trong vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, do đó, dự án không ảnh hưởng đến vùng lõi rừng.

Theo đề xuất, cảng có tổng chiều dài mặt sông là 7,2km, tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay 24.000 Teus. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 5,4 tỷ USD. Dự án được phân kỳ thành 7 giai đoạn, dự kiến hoàn thành vào năm 2045 (giai đoạn 1 sẽ xong vào năm 2027).

Về công nghệ, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là công nghệ cảng xanh, sử dụng điện. Nhà đầu tư cũng cam kết mang công nghệ hiện đại nhất đến Cần Giờ.

Việc phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế sẽ là hạt nhân thúc đẩy và phát triển Cần Giờ thành một trung tâm cảng biển, logistics hàng đầu của cả nước; thực hiện chủ trương di dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội đô thành phố.

Bên cạnh đó, sẽ thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Đồng thời, sẽ sớm đưa khu vực cửa sông Cái Mép thành cửa ngõ trung chuyển quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới.

Theo VnEconomy

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

'Điệp khúc' bị phạt tại Chứng khoán Smart Invest

'Điệp khúc' bị phạt tại Chứng khoán Smart Invest

Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest đã bị xử phạt hơn 1,8 tỷ đồng trong năm nay vì nhiều vi phạm trong hoạt động công bố thông tin, lưu giữ hồ sở, cho vay...

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe từ nước gừng tươi

Nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe từ nước gừng tươi

Gừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.

Đỉnh Fansipan xuất hiện băng tuyết, du khách chộn rộn

Đỉnh Fansipan xuất hiện băng tuyết, du khách chộn rộn

Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.

Nguyên nhân 'đại gia' chứng khoán SSI nộp bổ sung hơn 7,3 tỷ đồng vào ngân sách

Nguyên nhân 'đại gia' chứng khoán SSI nộp bổ sung hơn 7,3 tỷ đồng vào ngân sách

Công ty chứng khoán SSI đã nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước hơn 7,33 tỷ đồng. Đây là tổng số thuế bị truy thu, tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho năm 2022 và 2023.