Thứ sáu, 22/11/2024

Giá nhà cao gấp 32 thu nhập, người dân TP.HCM khó thực hiện giấc mơ mua nhà

18/08/2023 11:41 AM (GMT+7)

Theo tính toán của ULI, chỉ số chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM đang ở mức 32,5, cao thứ 2 trong khu vực châu Á, chỉ sau Thâm Quyến và cao hơn cả Bắc Kinh và Thượng Hải, Hong Kong.

Giá nhà vượt quá khả năng thu nhập để người dân mua nhà

Theo các chuyên gia, thời gian qua, giá nhà tại tại thành phố lớn liên tục leo thang do nguồn cung khan hiếm. Điều này đã tạo rào cản cho khả năng chi trả cho nhà ở, dù là thuê hay mua của nhiều người.

Báo cáo thị trường của Savills Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy nguồn cung của các sản phẩm nhà ở bình dân đang sụt giảm mạnh, mặc dù sức hút của phân khúc này rất lớn đến từ nhu cầu của người dân.

Chuyên gia Savills Việt Nam cho biết trong 6 tháng đầu năm 2023, căn hộ hạng C chiếm 62% thị phần tiêu thụ tại TP.HCM với 42% nguồn cung. Dự kiến trong nửa cuối năm, lượng căn hộ hạng C mới cung cấp cho thị trường TP.HCM là khoảng 3.295 căn, tương đương 39% tổng nguồn cung.

Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM gấp 32 lần, người dân khó thực hiện giấc mơ mua nhà - Ảnh 1.

Giá nhà tại TP.HCM liên tục lao thang. Ảnh: Gia Linh

Bên cạnh đó, Savills Việt Nam dẫn báo cáo Chỉ số về khả năng chi trả nhà ở tại châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 của Viện Nghiên cứu và giáo dục phi lợi nhuận (ULI), cho thấy TP.HCM và Hà Nội là 2 thành phố có giá nhà ở mức độ trung bình trong khu vực, nhưng lại chênh lệch khá lớn so với thu nhập của người dân.

Cụ thể, TP.HCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam, nổi bật với giá nhà trung bình là 296.000 USD (hơn 7 tỷ) với thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở mức 9.120 USD/năm. 

Theo tính toán của ULI, chỉ số chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM đang ở mức 32,5, cao thứ 2 trong khu vực chỉ sau Thâm Quyến (35), thậm chí cao hơn Bắc Kinh (29,3), Thượng Hải (24,1) và Hong Kong (26,5).

Riêng chỉ số này tại Hà Nội là 18,3 với mức thu nhập trung bình năm của 1 gia đình là 9.967 USD - cao hơn Seoul - Hàn Quốc (17,3), Tokyo - Nhật Bản (16,1), nhà ở thương mại Singapore (13,7).

Bà Giang Huỳnh - Phó Giám đốc, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và S22M - Savills TP.HCM cho hay với thị trường nhà ở cho thuê, giá thuê trung bình hằng tháng mỗi căn hộ tại TP.HCM là 592 USD (hơn 14 triệu đồng). Giá này chủ yếu phù hợp với nhóm lao động trẻ có thu nhập cao hoặc nhóm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM gấp 32 lần, người dân khó thực hiện giấc mơ mua nhà - Ảnh 3.

Các sản phẩm vừa túi tiền dưới 2 tỷ đồng đang dần tuyệt chủng. Ảnh: Gia Linh

Theo chuyên gia Savills, giá thuê nhà chỉ được xem ở mức phải chăng khi chi phí dành cho nhà ở chiếm khoảng 30% tổng thu nhập hằng tháng. Trong khi lợi nhuận cho thuê đối với các sản phẩm nhà ở giá rẻ, như nhà công nhân, tương đối thấp thì nhu cầu và công suất sử dụng lại cao.

Gỡ khó về chính sách, tăng nguồn cung nhà giá rẻ

Chuyên gia Savills cho rằng phần lớn người dân chỉ có thể chi trả cho phân khúc nhà ở vừa túi tiền, căn hộ hạng C. Trong khi đó, những căn hộ vừa túi tiền giá 2-4 tỷ có nguồn cung khá thấp. Trước đây, dòng sản phẩm này chiếm tỷ lệ khoảng 60% trong nguồn cung thì nay chỉ chiếm khoảng 25%.

Về giải pháp để người dân có thể có nhà ở, bà Giang Huỳnh cho rằng chính sách hỗ trợ của Nhà nước là mấu chốt trong việc thiết lập khả năng chi trả cho người dân trong vấn đề nhà ở. Việt Nam có thể hướng tới một thị trường nhà ở giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hơn.

Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM gấp 32 lần, người dân khó thực hiện giấc mơ mua nhà - Ảnh 4.

Người lao động mong chờ nhà giá rẻ. Ảnh: Gia Linh

Việc Chính phủ xem xét các loại thuế để hạn chế đầu cơ, tăng quỹ đất phát triển nhà ở giá rẻ thể hiện cam kết thúc đẩy thị trường nhà ở ổn định và bền vững, mang lại lợi ích cho những người mua nhà tiềm năng.

Riêng đối với phân khúc nhà ở xã hội, bà Giang Huỳnh cho rằng đây là vấn đề cần ưu tiên bởi giúp giải quyết các vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp, kinh thích phần nào kinh tế - xã hội, tăng tốc độ giãn dân, mở rộng đô thị ra các khu vực ngoại thành, tăng tính bền vững trong quy hoạch đô thị.

Khó khăn lớn nhất lúc này là quỹ đất dành cho nhà ở xã hội. Tiếp đó là vấn đề nguồn vốn, chủ yếu dựa vào vốn công nên cần thêm sự hỗ trợ của khu vực tư nhân. Cần có những chính sách hiệu quả về thủ tục pháp lý dành riêng và đơn giản hóa cho các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này. Từ đó, thu hút doanh nghiệp phát triển, tăng nguồn cung nhà ở cho người dân.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.