Trong đó, đơn vị này phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan kiến nghị các doanh nghiệp sớm công bố kế hoạch trả lương, trả thưởng, các khoản hỗ trợ người lao động, thời gian nghỉ trong dịp Tết, trên cơ sở các thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế của doanh nghiệp và thông tin đầy đủ, kịp thời cho người lao động biết trước kỳ nghỉ ít nhất 20 ngày; đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn theo kế hoạch như đã thỏa thuận.
Đặc biệt, Sở tổ chức 2 đoàn đi khảo sát. Một đoàn sẽ khảo sát trực tiếp tại 20 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, ưu tiên chọn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lương, thưởng Tết; các doanh nghiệp cắt giảm lao động, doanh nghiệp có nguy cơ nợ lương, nợ thưởng, nợ bảo hiểm xã hội hoặc đã xảy ra tranh chấp lao động tập thể, đình công trong năm 2023;
Một đoàn khảo sát thông qua phiếu khảo sát đối với 3.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hoạt động trên địa bàn TP.HCM để nắm bắt khái quát tình hình trả lương năm 2023 và kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
"Tính đến 12h ngày 21/12, đã có 940 Phiếu khảo sát từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố gửi về Sở. Hạn chót để các doanh nghiệp gửi phiếu khảo sát về Sở là hết ngày 22/12. Từ ngày 23 đến ngày 25/12, Sở sẽ tổng hợp, phân tích dữ liệu và báo cáo cho UBND TP và Bộ LĐTBXH", đại diện Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết.
Đối với các giải pháp chăm lo cho người lao động trong dịp Tết, Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết, đơn vị dự kiến sẽ chăm lo khoảng 139.000 trường hợp khó khăn với tổng kinh phí gần 71 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng theo dõi sát tình hình lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp, trao đổi với các địa phương trong việc chủ động nắm bắt cơ sở và có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm ổn định tình hình quan hệ lao động, đẩy mạnh các hoạt động kết nối nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu làm việc.
Qua công tác giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Sở LĐTBXH TP.HCM sẽ kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật lao động; Nắm chắc tình hình trả lương, trả thưởng, lao động, việc làm, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức đối thoại định kỳ, phương án sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, Sở cũng sẽ chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố tổ chức các phiên, sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu lao động, Thực hiện kịp thời các chính sách bảo hiểm thất nghiệp; có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn.
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TP.HCM) đã siết chặt các quy trình chăm sóc hổ, không để dịch cúm bùng phát sau sự việc hàng chục cá thể hổ, báo và sư tử chết ở Đồng Nai và Long An do cúm A/H5N1.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN công bố tên tại giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2024 (ABA 2024) - lĩnh vực chuyển đổi số.
Ông Phạm Đăng Khoa được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Eximbank; quyết định có hiệu lực từ 11/10/2024 và thời gian bổ nhiệm là 3 năm.
Các sở ngành tại TP.HCM sẽ nhận trách nhiệm cụ thể trong những nỗ lực của thành phố nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực từ kiều hối trong bối cảnh lượng kiều hối gửi về không ngừng gia tăng trong nhiều năm qua.
Tây Âu là khu vực truyền thống được nhiều người Việt lựa chọn khi khám phá châu Âu. Tuy nhiên, nhu cầu của nhiều người đang dịch chuyển sang miền Nam châu Âu, với mong muốn được khám phá những điểm mới lạ ở miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha.