Thứ sáu, 22/11/2024

Fan Việt sẽ học được gì từ Blackpink qua 2 đêm diễn hút tới 60.000 khán giả quây kín sân Mỹ Đình?

01/08/2023 9:43 AM (GMT+7)

Theo thông tin mà BTC Born Pink công bố, hai đêm diễn tại Việt Nam thu hút khoảng 60.000 lượt khán giả. Nhân với giá vé trung bình sẽ là con số khủng khiếp. Vượt mức tưởng tượng của một đêm diễn của một nhóm ca sĩ nước ngoài tại Việt Nam.

"Câu hỏi mấu chốt đặt ra là với sức ảnh hưởng của Blackpink, khán giả trẻ Việt Nam sẽ học được gì từ lối sống, cách ứng xử... của họ sau khi hai đêm diễn tại Mỹ Đình kết thúc?", chuyên gia văn hóa Ngô Hương Giang đặt câu hỏi.

Nhóm nhạc Hàn Quốc Blackpink đã có 2 đêm concert thành công vang dội tại Việt Nam. Ước tính có khoảng 60.000 lượt khán giả đã có mặt tại sân vận động Mỹ Đình để "cháy" hết mình với 4 cô gái Hàn Quốc.

 Với sức hút khủng khiếp của nhóm nhạc Blackpink tại Việt Nam, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang đã có những góc nhìn đa chiều về sức ảnh hưởng của nhóm nhạc Hàn Quốc mang đến Việt Nam sau 2 đêm diễn vừa qua.

Fan Việt sẽ học được gì từ Blackpink qua 2 đêm diễn hút tới 60.000 khán giả quây kín sân Mỹ Đình? - Ảnh 1.

2 đêm diễn của Blackpink thu hút đông đảo khán giả tham gia. (Ảnh: Ma Yến)

Giới trẻ Việt Nam có cuồng Blackpink đến mức mất quên giá trị bản thân?

- Đứng từ góc nhìn của chuyên nghiên cứu văn hóa, ông đánh giá như thế nào về sức ảnh hưởng, làn sóng mạnh mẽ của Blackpink khi đến Việt Nam biểu diễn trong thời gian qua?

- Từ góc nhìn văn hóa, tôi thấy rằng, làn sóng Blackpink nói riêng và làn sóng của K-Pop Hàn Quốc những năm qua nói chung không phải đến bây giờ mới lan rộng. Theo nguyên tắc "địa văn hóa gắn liền với địa chính trị" – tức là văn hóa đi đến đâu sức mạnh quốc gia đi đến đấy. Hàn Quốc, Trung Quốc từ lâu đã ý thức được việc này. Vì vậy mà họ đã biết biến văn hóa nghệ thuật thành sức mạnh mềm. Blackpink đi đến đâu, văn hóa Hàn Quốc lan tỏa đến đấy là điều đương nhiên. Từ đó cũng cho thấy một tất yếu của việc giao thoa văn hóa hiện nay.

Nhìn ở góc độ tích cực tôi cho rằng, việc giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa là một điều tất yếu trong thế giới phẳng hiện nay. Văn hóa của một quốc gia này sẽ được lấp đầy, bổ sung bởi những yếu tố văn hóa tích cực từ các quốc gia khác.

Tuy nhiên, từ câu chuyện Blackpink đến Việt Nam lại cho chúng ta thấy những góc nhìn đa chiều khác. Ngoài những yếu tố tích cực thì theo góc nhìn của tôi còn tồn tại một số vấn đề. Tôi cho rằng, khái niệm lan tỏa văn hóa với kinh doanh văn hóa, thương mại văn hóa đang bị đánh đồng. Rõ ràng đây là ba yếu tố khác nhau.

Thứ nhất, lan tỏa văn hóa là điều đúng đắn, tích cực. Kinh doanh văn hóa lành mạnh cũng là tất yếu, được khuyến khích. Rõ ràng, nếu kinh doanh được văn hóa thì những sản phẩm văn hóa sẽ chất lượng hơn và đến được với công chúng và mang tính chân – thiện – mỹ cao hơn. Từ đó, đóng góp vào nhu cầu cảm thụ tác phẩm nghệ thuật thông qua các tác phẩm văn hóa nhân văn và tích cực hơn.

Tuy nhiên, thương mại văn hóa lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Với góc nhìn cá nhân, tôi thấy rằng Blackpink đến Việt Nam với giá vé quá cao so với chất lượng sản phẩm. Tôi cũng quan sát nhóm nhạc Hàn Quốc này qua hai đêm diễn vừa rồi và đánh giá rằng, chất lượng âm thanh không có gì quá khác biệt so với những show diễn của các ca sĩ ở Việt Nam. Tuy nhiên, giá vé giao động từ 1,2-10 triệu, trung bình 5 triệu một vé. 

Theo thông tin mà BTC Born Pink công bố, hai đêm diễn tại Việt Nam thu hút khoảng 60.000 lượt khán giả. Nhân với giá vé trung bình sẽ là con số khủng khiếp. Vượt mức tưởng tượng của một đêm diễn của một nhóm ca sĩ nước ngoài tại Việt Nam.

Fan Việt sẽ học được gì từ Blackpink qua 2 đêm diễn hút tới 60.000 khán giả quây kín sân Mỹ Đình? - Ảnh 2.

Các thành viên của Blackpink có những màn tương tác thú vị với khán giả tại sân vận động Mỹ Đình. (Ảnh: Tùng Nguyễn).

- Theo ông, nguyên nhân nào đã dẫn đến sức hút khủng khiếp của 4 cô gái Blackpink khi đến Việt Nam trong khi giá vé không hề rẻ?

- Có hay không giới trẻ Việt Nam cuồng thần tượng đến mức mất đi lý trí? Tôi còn nghe đến một số trường hợp phải đi vay tiền để mua vé của Blackpink. Giới trẻ "sùng" idol đến mức như vậy thì liệu đây có còn là câu chuyện văn hóa đơn thuần nữa hay không, hay đó là sự thương mại văn hóa trá hình?

Nếu Blackpink đến Việt Nam không có sự hậu thuẫn của khán giả thì rõ ràng họ không thể bán vé với giá cao như thế. Tôi không đổ lỗi cho bất cứ bên nào nhưng có vẻ như khán giả trẻ Việt Nam cũng nên xem xét lại khi bỏ đồng tiền để mua tấm vé của một show diễn mà tôi đánh giá là không được chất lượng cho lắm.

Thậm chí, tôi cho rằng, giới trẻ Việt Nam đã "sùng bái" văn hóa Hàn Quốc hơn cả những giá trị văn hóa Việt Nam, đây là điều rất nguy hiểm. Nếu như yêu thích nét văn hóa của một quốc gia khác, tiếp nhận nét văn hóa tích cực thì không đáng để bàn cãi. Nhưng tiếp nhận văn hóa ngoại quốc một cách sùng bái, có nghĩa là phải gạt bỏ một phần văn hóa gốc trong mình là mặt tiêu cực.

Fan Việt sẽ học được gì từ Blackpink qua 2 đêm diễn hút tới 60.000 khán giả quây kín sân Mỹ Đình? - Ảnh 3.

Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang.

Tuy nhiên, nhìn đi xét lại chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, BTC của tour diễn Born Pink đã rất thông minh khi chọn Việt Nam làm điểm dừng chân ở thời điểm hiện tại, sau chuyến thăm chính thức của Tổng thống và phu nhân Hàn Quốc, giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang có mối quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp. Làn sóng truyền thông từ chuyến thăm của Tổng thống và phu nhân Hàn Quốc tạo nên sức ảnh hưởng nhất định dẫn đến thành công khi Blackpink về Việt Nam trong thời gian này.

- Trước những gì vừa diễn ra, chúng ta không thể phủ nhận Blackpink có sức hút cực kỳ lớn khi tới Việt Nam. Vậy liệu thứ họ bán cho khán giả chỉ có âm nhạc hay không, hay thực tế nhóm nhạc Hàn Quốc này đã bán thứ gì khác khiến khán giả sẵn sàng móc hầu bao để tham dự đêm diễn của họ?

- Tôi nghĩ thứ thu hút khán giả đến với đêm nhạc của Blackpink không chỉ là âm nhạc mà còn là xu hướng, hay như giới trẻ bây giờ vẫn nói gọi là "đu trend". Nếu như nhận xét một cách kỹ càng về âm nhạc hay sản phẩm nghệ thuật thì sản phẩm của Blackpink là âm nhạc thị trường, thiếu rất nhiều yếu tố của một sản phẩm nghệ thuật chuyên sâu. 

Vấn đề chúng ta cần bàn tới là Blackpink đã tạo nên xu hướng, một cơn sốt để thu hút khán giả đến như vậy.

Khi theo dõi các thành viên của nhóm nhạc trong hai đêm diễn tôi thấy rằng 4 cô gái này thường xuyên có những hoạt động tương tác trong quá trình biểu diễn. Không như các ca sĩ khác, hát xong rồi vào sân khấu, họ luôn cố gắng tạo ra sự tương tác thú vị với khán giả. Họ đội nón lá, họ nhảy nhạc Việt,… ngang bằng với thời lượng họ thể hiện các ca khúc.

Chưa kể trong thời gian đến Việt Nam họ cũng đăng tải chia sẻ nhiều hình ảnh tích cực với đất nước chúng ta, tạo cảm tình cực lớn với khán giả. Từ cách ăn mặc, lối thẩm mỹ, thể hiện hình ảnh cũng theo một mô-típ rất riêng của Hàn Quốc. Họ đang truyền bá văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam thu hút cả những khán giả không phản fan của họ.

Trong tổng số khoảng 60.000 khán giả tham gia hai đêm diễn của Blackpink có đến 2/3 không phải là người hâm mộ nhóm nhạc này, mà họ tham dự vì sự tò mò, hiếu kỳ, vì làn sóng truyền thông quá mạnh mẽ, và không thể thoát khỏi bão xu hướng mà Blackpink tạo ra.

Fan Việt sẽ học được gì từ Blackpink qua 2 đêm diễn hút tới 60.000 khán giả quây kín sân Mỹ Đình? - Ảnh 4.

Thành viên nhóm nhạc Blackpink đội nón lá Việt Nam. Ảnh: K Crush

Thành công của Blackpink và bài học lan tỏa văn hóa Việt Nam ra thế giới

- Nhìn về quá khứ, Trung Quốc cũng từng có bộ phim làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam như Tây Du Ký, một "món ăn tinh thần" không thể thiếu với trẻ em Việt Nam. Rất nhiều sản phẩm kinh doanh khác như quần áo Tôn Ngộ Không, nhãn vở, cặp sách Tôn Ngộ Không "ăn theo" từ làn sóng này. Nếu như để so sánh với 4 thành viên của Blackpink thì liệu họ có những tác động tích cực tới công nghiệp văn hoá của Việt Nam?

 - Tôi cho rằng đây là một phép so sánh rất thú vị. Bộ phim Tây Du Ký vào Việt Nam kèm theo đó là những hoạt động thương mại phát triển theo. Tuy nhiên chúng ta phải thấy rằng bộ phim Tây Du Ký đã đi sâu vào tâm trí người Việt đến tận bây giờ thì đó không chỉ đơn thuần là bộ phim giải trí nữa. Bộ phim tạo nên một nếp sống, một sức ảnh hưởng lành mạnh, bền vững mà mỗi người dân đều cảm nhận được. 

Một bộ phim sản xuất từ năm 1986, đến nay đã 38 năm trôi qua nhưng vẫn giữ nguyên giá trị răn dạy người ta về lối sống, cách ứng xử văn hóa lành mạnh. 

Câu hỏi mấu chốt đặt ra là với sức ảnh hưởng của Blackpink, khán giả trẻ Việt Nam sẽ học được gì từ lối sống, cách ứng xử... của họ sau khi hai đêm diễn tại Mỹ Đình kết thúc? Sau khi thần tượng của họ rời khỏi đất nước chúng ta họ để lại những giá trị bền vững gì? Liệu rằng 10 năm sau, 20 năm sau khi nhắc về Blackpink khán giả Việt Nam sẽ nhớ được những gì? Đó mới là điểm mấu chốt chúng ta cần bàn tới.

Fan Việt sẽ học được gì từ Blackpink qua 2 đêm diễn hút tới 60.000 khán giả quây kín sân Mỹ Đình? - Ảnh 5.

Hàng ngàn khán giả đổ về sân vận động Mỹ Đình để tham dự concert. Ảnh: Ma Yến

- Theo dõi những tài khoản mạng xã hội của 4 thành viên nhóm nhạc Blackpink họ đăng tải rất nhiều hình ảnh truyền thống của Việt Nam như đội nón lá, thưởng thức phở Việt Nam. Theo ông, sau làn sóng Blackpink, Việt Nam có nên thu hút thêm nhiều sao lớn trên thế giới về Việt Nam biểu diễn để gián tiếp lan tỏa văn hóa Việt Nam ra thế giới?

- Tôi nghĩ đây cũng là một trong những cách thức để chúng ta xây dựng hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế. Việc mời các ban nhạc hay các ngôi sao lớn có sức ảnh hưởng về biểu diễn kèm với đó họ sẽ có những trải nghiệm thực tế và chia sẻ những hình ảnh tích cực tại Việt Nam như trang phục, ẩm thực, nét văn hóa riêng của Việt Nam thì góp phần lan tỏa văn hóa nước ra ra thế giới.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải rõ ràng một điều rằng, thường những ban nhạc, những ca sĩ nước ngoài đến Việt Nam đằng sau họ có cả một ê-kíp, xây dựng chiến dịch truyền thông. Khi họ đến biểu diễn tại một nước nào đó họ đều có chiến dịch truyền thông rõ ràng. Họ quảng bá văn hóa của nước chúng ta cũng nhằm mục đích quá trình xin cấp phép biểu diễn được diễn ra một cách thuận lợi. 

Quan trọng hơn cả là sau khi về nước, họ còn giữ thiện chí tốt đẹp với chúng ta hay không?

Fan Việt sẽ học được gì từ Blackpink qua 2 đêm diễn hút tới 60.000 khán giả quây kín sân Mỹ Đình? - Ảnh 6.

(Ảnh: K Crush)

- Nhìn từ sự thành công của hai đêm diễn Blackpink vừa qua, ông có thể cho biết, Việt Nam chúng ta đang thiếu những gì trong việc lan tỏa sản phẩm văn hóa. Và liệu trong tương lai gần chúng ta có thể tạo nên một làn sóng văn hóa Việt Nam lan truyền mạnh mẽ như Trung Quốc và Hàn Quốc?

- Rõ ràng, tôi cho rằng điều mà chúng ta đang thiếu đầu tiên là những sản phẩm văn hóa đầy tính sáng tạo. Thứ hai là thiếu sự đầu tư nghiêm túc và đúng mực cho văn hóa nghệ thuật. Các ca sĩ, nghệ sĩ của chúng ta có ý tưởng rất tốt, nhưng để có sự đầu tư để hình thành một sản phẩm chạm đến thế giới không có nhiều.

Không phải ai cũng có sức sáng tạo và đầu tư được như Sơn Tùng M-TP hay Hoàng Thùy Linh. Đâu phải ai cũng làm được điều như Sơn Tùng làm, hợp tác cùng rapper nổi tiếng Snoop Dog, đâu phải ai cũng có khả năng tạo nên làn sóng See tình được biết bao khán giả nước ngoài nhún nhảy theo. Thậm chí khi Blackpink về Việt Nam cũng nhảy trên nền nhạc See tình khiến khán giả Việt reo hò phấn khích,…

Ngoài năng lực sáng tạo, vốn đầu tư ra thì năng lực truyền thông của chúng ta chưa mạnh. Phải thừa nhận rằng, chúng ta chưa có ê-kíp truyền thông có năng lực để lan tỏa những sản phẩm âm nhạc ra với quốc tế. Họ phải nhận thức rất rõ ràng sản phẩm của chúng ta phải có sức lan tỏa ra quốc tế chứ không chỉ đơn thuần là hướng đến phục vụ khán giả Việt Nam.

Nếu như phân tích rõ ràng có thể thấy rằng, Blackpink có sản phẩm âm nhạc tốt mà không có ê-kíp truyền thông mang tính quốc tế, không có mạng lưới kết nối khán giả quốc tế đến với sản phẩm âm nhạc của họ thì rõ ràng âm nhạc của họ chỉ có thể lan tỏa trong Hàn Quốc.

Tôi nghĩ rằng nếu Việt Nam có được 3 yếu tố căn cốt nhất kể trên: ý tưởng, sự đầu tư và ê-kíp truyền thông thì trong tương lai không khó để chúng ta vươn ra thế giới.

Xin cảm ơn chuyên gia Ngô Hương Giang với những chia sẻ!

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.