Thứ năm, 21/11/2024

Không dễ rời bỏ thị trường Nga, các công ty đa quốc gia ra 'chiêu'

19/06/2024 3:58 PM (GMT+7)

Người ta từng nói tới nguy cơ các công ty phương tây tháo chạy khỏi thị trường Nga vì cuộc xung đột tại Ukraine. Thực tế cho thấy không ít công ty chưa thể rời bỏ nước Nga, đất nước có diện tích lớn nhất thế giới với tổng cộng 11 múi giờ.

Sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" đối với Ukraine tháng 2/2022, hàng loạt doanh nghiệp của châu Âu và Mỹ tuyên bố sẽ hạn chế hoạt động hoặc rời khỏi thị trường Nga. Quá trình này lại diễn ra không thật sự dễ dàng.

Thực tế khó ngờ tại Nga

Coca-Cola là một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên tuyên bố sẽ rút khỏi Nga. Tháng 3/2022, Coca-Cola tuyên bố tạm dừng mọi hoạt động tại thị trường Nga và đến tháng 6 năm đó, hãng này quyết định ngừng sản xuất và bán đồ uống mang thương hiệu của họ tại Nga. 

Danh mục nhãn hiệu của hãng tại thời điểm đó bao gồm Coca-Cola, Fanta, Sprite, BonAqua, Burn, Fuzetea, Rich, Schweppes, Powerade... Nhà phân phối Coca-Cola HBC đã đổi tên thành Multon Partners và tập trung vào sản xuất và kinh doanh các nhãn hiệu địa phương như nước trái cây Dobry, Rich và Moia Semia.

Sau khi Coca-Cola ngừng hoạt động và rời khỏi thị trường Nga, nhiều đồ uống có hương vị cola bắt đầu được bán tại các cửa hàng ở Nga. Hai năm sau, thương hiệu Dobry của Multon Partners đã tăng từ vị trí thứ 28 vào năm 2022 lên vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng những thương hiệu được người Nga ưa chuộng nhất trong số hàng tiêu dùng hàng ngày. 

Không dễ rời bỏ thị trường Nga, các công ty đa quốc gia ra 'chiêu' - Ảnh 1.

Sản phẩm của hãng Coca-Cola tại thị trường Nga. Nguồn: IntelliNews

Theo các nhà phân tích, Dobry hiện nay đứng đầu trong danh mục đồ uống ngọt có ga ở Nga. Trong năm 2023, tỷ lệ của Dobryi quy ra tiền đã tăng từ 2,8% lên 25,1%.

Cũng hai năm sau, logo màu đỏ đặc trưng của Coca-Cola vẫn xuất hiện ở các siêu thị và nhà hàng trên khắp nước Nga, theo Bloomberg. Hãng tin quốc tế này cho biết Dobry Cola cũng được bán trong lon với tông đỏ quen mắt và hương vị mà không mấy người có thể phân biệt được với Coca-Cola.

Cũng theo Bloomberg, tập đoàn Coca-Cola ở Mỹ sở hữu 21% cổ phần của của Coca-Cola HBC (đã đổi tên thành Multon Partners). Ngoài ra, chính các sản phẩm của Coca-Cola vẫn được bán rộng rãi ở Nga nhờ nhập khẩu từ các nước Georgia và Kazakhstan lân cận.

Ở đâu có Coca-Cola, ở đó có Pepsi

Tháng 9/2022, PepsiCo thông báo đã ngừng sản xuất và bán Pepsi, Mountain Dew và 7Up ở Nga. Không lâu sau đó, hãng tung ra nước cola mới với tên gọi Evervess, đồng thời tăng sản lượng Frustyle tại nhiều nhà máy ở Nga, theo Bloomberg. 

Frustyle cũng là nước uống có ga hương vị trái cây tương tự như Mirinda của chính PepsiCo, đối thủ truyền kiếp của Coca - Cola.

Năm 2023, doanh số của công ty con PepsiCo tại Nga tăng 12% lên 209 tỷ ruble (tương đương 2,3 tỷ USD). Doanh thu từ mảng kinh doanh thực phẩm trẻ em và sữa tăng 10% lên 129 tỷ ruble.

Không dễ rời bỏ thị trường Nga, các công ty đa quốc gia ra 'chiêu' - Ảnh 3.

Nước trái cây Frustyle của PepsiCo tại Nga. Nguồn: artstation.com

2 "đại gia" phải ở lại Nga

Theo một nghiên cứu của Trường Quản lý Yale thuộc Đại học Yale tại Mỹ, từ năm 2022, hơn 1.000 công ty đa quốc gia cho biết họ đang thu hẹp quy mô hoạt động tại Nga. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn ở lại vì quá trình rút đi không dễ dàng,

Đối với Unilever và Nestlé, 2 tập đoàn quốc tế này không muốn bán lại công ty con tại Nga với giá thấp do phía Nga yêu cầu để thỏa mãn điều kiện rút đi. Tập đoàn bia Carlsberg của Đan Mạch và hãng sữa chua khổng lồ Danone sẽ bị quốc hữu hóa tài sản nếu bỏ đi. Theo Bloomberg, Danone cuối cùng cũng thương lượng để bán lại tài sản cho một công ty được chính phủ Nga đứng phía sau.

Kinh tế Nga vẫn trụ vững

Tổng thống Vladimir Putin đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 3/2024 để tiếp tục lãnh đạo nước Nga thêm 6 năm nữa (2024 - 2030). 

Không phải phương Tây bắt đầu các lệnh trả đũa về kinh tế đối với Nga sau tháng 2/2022; nó đã diễn tiến từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea (trước thuộc Ukraine) năm 2014. 

Sau khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt", các biện pháp trừng phạt càng siết chặt hơn. Nhưng thực tế cho thấy kinh tế Nga không suy sụp. Đơn cử, chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI tháng 3 (do tổ chức S&P Global của Mỹ công bố) tiếp tục trên ngưỡng trung tính 50 điểm, đạt 55,7 điểm, cao hơn mức 54,7 điểm của tháng 2 và cao nhất từ tháng 8/2006. Điều này đạt được nhờ nhu cầu nội địa của Nga tăng và số đơn hàng xuất khẩu mới cũng lần đầu tăng từ tháng 10/2023.

Không dễ rời bỏ thị trường Nga, các công ty đa quốc gia ra 'chiêu' - Ảnh 4.

Việc rút khỏi Nga gây khó khăn cho nhiều công ty đa quốc gia. Ảnh: RIA Novosti

Ngành năng lượng vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế Nga và nguồn thu ngoại tệ chính cho dù Mỹ và các nước đồng minh áp dụng một loạt biện pháp nhằm kiềm tỏa ngành này của Nga.

Các đối tác lớn gồm Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục mua mạnh dầu của Nga, thậm chí Nga đã vượt qua Ả-rập Xê-út để trở thành nước cung cấp cầu dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc. Châu Âu phải chi 31,2 tỷ USD mua dầu và khí đốt Nga vào năm 2023. Nhờ vậy, Nga vẫn giữ vị thế là một trong những nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và có tiếng nói quan trọng cùng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC quyết định giá dầu quốc tế.

Nhờ dầu mỏ, thu ngân sách Nga đạt kỷ lục 320 tỷ USD trong năm 2023. Theo một luật ngân sách do ông Putin ký thông qua tháng 11/2023, thu ngân sách của Nga trong năm 2024 dự kiến còn tăng lên gần 394 tỷ USD, và đạt gần 377 tỷ USD năm 2025 và hơn 382 tỷ USD năm 2026.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.