Ông Lê Văn Vương - Giám đốc Công ty Vương Thành Công, cho biết doanh nghiệp chuyên sản xuất cà phê hữu cơ, cà phê mộc, cà phê đạt chuẩn OCOP, cà phê Robusta tại Đắk Lắk. Hiện nay, xuất khẩu là mảng chính của doanh nghiệp. Dù tìm kiếm cách để đưa hàng vào siêu thị trong nước nhưng ông Vương khẳng định điều này không mấy dễ dàng.
Ông dẫn chứng khó khăn nhất có lẽ là phương thức thanh toán với siêu thị hiện nay. Hầu hết nhà sản xuất tại các tỉnh đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về vốn nhưng siêu thị lại chậm thanh toán đơn. Chẳng hạn, các siêu thị quy định 45 ngày sau khi nhập đơn hàng thứ 2 mới thanh toán đơn hàng thứ 1. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp, không có vốn để tiếp tục sản xuất.
"Chúng tôi mong muốn đơn vị phân phối có những yêu cầu, tiêu chí, sản lượng… để chúng tôi biết và cố gắng phấn đấu đạt tiêu chuẩn", ông Vương nói và kỳ vọng nên có biện pháp để doanh nghiệp có thể thực chất đưa được hàng vào siêu thị chứ không chỉ gặp gỡ như hiện nay, rồi thôi.
Ông Hoàng Doanh Hữu - nhà sáng lập Miss Ede chuyên về cà phê Đắk Lắk, cho biết trong lần kết nối gần đây với Lotte Mart của Hàn Quốc, doanh nghiệp đã đưa được hàng vào hệ thống này. Bí quyết là ông thuyết phục Lotte Mart về giá trị bản sắc, văn hóa của sản phẩm địa phương, điều mà các nhãn hàng sản xuất hàng loạt không có. Những thị trường dành cho khách du lịch lại rất chuộng.
Dù vậy, ông Hữu cũng bày tỏ quan điểm nhà cung cấp nhỏ đưa được hàng vào siêu thị lớn rất khó.
"Hy vọng các doanh nghiệp sản xuất sẽ có góc nhìn mới, tiếp cận siêu thị ở phương diện phục vụ nhu cầu của nhà mua, đó là tìm kiếm sản phẩm khác biệt và gia tăng lợi nhuận ở các sản phẩm phổ thông. Chúng tôi mong rằng các nhà bán hàng sẽ mở lòng hơn với doanh nhỏ chúng tôi", ông Hữu bày tỏ.
Câu chuyện này là không quá mới. Trong quá trình gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà sản xuất, chúng tôi thường xuyên nghe họ phàn nàn về việc khó đưa hàng vào siêu thị, dù tham gia hầu hết các chương trình kết nối cung - cầu với các hệ thống bán lẻ.
Về phía nhà phân phối, dù cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào siêu thị nhưng nhiều nhà phân phối cũng thẳng thắn cho rằng doanh nghiệp địa phương vẫn chưa chủ động, còn nhiều hạn chế.
Đại diện MM Mega Market cho biết chất lượng sản phẩm của nông dân theo tư duy sản xuất nhỏ lẻ nên không đồng đều. Nông dân chưa quen đảm bảo chuẩn chất lượng, kích thước dành cho hàng siêu thị. Do đó, cần cải thiện chất lượng đồng nhất hơn.
Phía Saigon Co.op thì đánh giá rằng nhiều nhà sản xuất chưa hiểu được cách thức vận hành của siêu thị như mua hàng, kinh doanh, giá, vận chuyển. Chẳng hạn khi yêu cầu nhà phân phối chạy chương trình khuyến mãi thì doanh nghiệp cũng phải phải chủ động quảng bá sản phẩm của mình.
Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, bày tỏ chia sẻ với các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối. Ông cũng nhấn mạnh hệ thống phân phối, siêu thị tại TP.HCM rất lớn. Việc có hàng tại các siêu thị này giúp dễ tiếp cận người tiêu dùng hơn.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết phía siêu thị cũng đang phải kinh doanh. Diện tích quầy kệ siêu thị là "tấc đất, tấc vàng", vì vậy, nhiều trường hợp đã vào được siêu thị nhưng chỉ sau vài tháng là rời kệ do mẫu mã, phương thức thanh toán, hạch toán, không được người tiêu dùng không ưa chuộng.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết cuối tháng 9 này, TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị kết nối cung câu lớn nhất từ trước đến nay, Mục tiêu hội nghị là kết nối nhà cung cấp tất cả địa phương với siêu thị lớn TP.HCM. TP.HCM kỳ vọng lần kết nối này mang hiệu quả do sẽ sớm lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các địa phương trước khi chương trình diễn ra.
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TP.HCM) đã siết chặt các quy trình chăm sóc hổ, không để dịch cúm bùng phát sau sự việc hàng chục cá thể hổ, báo và sư tử chết ở Đồng Nai và Long An do cúm A/H5N1.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN công bố tên tại giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2024 (ABA 2024) - lĩnh vực chuyển đổi số.
Ông Phạm Đăng Khoa được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Eximbank; quyết định có hiệu lực từ 11/10/2024 và thời gian bổ nhiệm là 3 năm.
Các sở ngành tại TP.HCM sẽ nhận trách nhiệm cụ thể trong những nỗ lực của thành phố nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực từ kiều hối trong bối cảnh lượng kiều hối gửi về không ngừng gia tăng trong nhiều năm qua.
Tây Âu là khu vực truyền thống được nhiều người Việt lựa chọn khi khám phá châu Âu. Tuy nhiên, nhu cầu của nhiều người đang dịch chuyển sang miền Nam châu Âu, với mong muốn được khám phá những điểm mới lạ ở miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha.