
Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn chiếm đến 40% nhu cầu xăng dầu nhưng liên tục kêu trục trặc, ngừng hoạt động
Q. Huy
18/05/2023 7:35 PM (GMT+7)
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, do Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn chiếm tới 35-40% nhu cầu của thị trường nội địa, nên mỗi khi nhà máy trục trặc là Bộ Công Thương "mất ăn mất ngủ".
Mới đây, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cho biết đang gặp rủi ro dòng tiền, có nguy cơ dừng hoạt động. Vấn đề này cũng đã từng xảy ra trong năm 2022 khiến việc điều hành xăng dầu trong nước khó khăn. Cụ thể, đầu năm 2022, cùng biến động của thị trường thế giới do xung đột Nga - Ukraine, Nghi Sơn liên tục giảm công suất xuống 50%, thậm chí có lúc tạm ngưng hoạt động, với lý do đưa ra liên quan đến vấn đề tài chính.
Vào đầu năm 2023, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cũng đã ngưng sản xuất để khắc phục sự cố trong dây chuyền sản xuất, khiến sản lượng giảm 20 - 25% so kế hoạch.

Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn chiếm tới 35-40% nhu cầu của thị trường nội địa, nhưng liên tục kêu trục trặc. Ảnh: NSRP
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều nay 18/5, cơ quan này cho biết đã nhận được kiến nghị mới đây của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), cho hay đang đối mặt nguy cơ dừng hoạt động vì thiếu hụt dòng tiền, và không đạt được thỏa thuận tái cấu trúc tài chính.
Bộ Công Thương đã có văn bản trả lời và gửi cả Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Công Thương, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn là liên doanh giữa PVN, Kuwait và nhà đầu tư Nhật Bản. Phía doanh nghiệp Việt Nam chỉ góp vốn 25,1%, do vậy tiếng nói cũng chỉ có mức độ. Hiện chủ sở hữu là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vấn đề vốn và vướng mắc của Nhà máy, Nhà máy phải cùng PVN và các nhà đầu tư nước ngoài chủ động, phối hợp giải quyết. Làm sao đảm bảo hoạt động, cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường.

Vào đầu năm nay, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cũng đã ngưng sản xuất để khắc phục sự cố trong dây chuyền sản xuất, khiến sản lượng giảm 20 - 25% so kế hoạch. Ảnh: NSRP
Chính phủ, bộ, ngành hoặc bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào cũng chỉ tham gia theo đúng các thoả thuận của các bên đã có cam kết.
Đáng chú ý, trong quá trình hoạt động mỗi một năm, nhà máy lọc hóa dầu này có ít nhất 30-45 ngày bảo dưỡng, chưa kể các trục trặc về kỹ thuật.
"Xăng dầu Nghi Sơn chiếm 35-40% thị phần xăng dầu Việt Nam nhưng thường xuyên không ổn định, trong khi chúng ta phải ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhà máy này. Quan điểm của Bộ Cộng Thương là Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn cần chủ động giải quyết khó khăn đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Theo thông tin từ Vụ Dầu khí và Than - Bộ Công Thương, thời điểm này nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn vận hành vẫn ổn định, và hoạt động của Nhà máy có vai trò rất quan trọng trong cung ứng xăng dầu trong nước.

Giả định khi không có tái cấu trúc tài chính, Nghi Sơn sẽ phải trả 375 triệu USD vào tháng 5 và 277 triệu USD vào tháng 11 năm nay, đồng nghĩa với việc sẽ phải tạm dừng hoạt động. Ảnh: NSRP
4 tháng đầu năm 2023, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn sản xuất hơn 2,2 triệu tấn xăng dầu các loại, riêng tháng 4 sản xuất được hơn 67.000 tấn xăng dầu. Trong tháng 6 và 2 quý cuối năm, theo kế hoạch là Nhà máy sẽ triển khai công tác vận hành sản xuất đã đăng ký với Bộ Công Thương.
Trong năm 2022, công suất trung bình của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đạt gần 88%, tương ứng 8,9 triệu tấn dầu thô, cung ứng ra thị trường đạt 7,4 triệu tấn sản phẩm các loại, trong đó có 7,7 triệu m3 xăng dầu dùng cho thị trường nội địa.
Năm 2023, nhà máy đặt kế hoạch vận hành với công suất gần 80%, tương ứng với khoảng 7,96 triệu tấn dầu thô sẽ được chế biến.
Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn được thành lập vào tháng 4/2008, với tổng mức đầu tư hơn 9,2 tỷ USD, quy mô 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm. Nhà máy bán sản phẩm thương mại đầu tiên là xăng RON92 vào tháng 5/2018
Trong báo cáo khẩn của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) vào giữa tháng 4, doanh nghiệp này nhấn mạnh rủi ro dừng hoạt động, vì thiếu hụt dòng tiền và không đạt được thỏa thuận tái cấu trúc tài chính.
Cụ thể, doanh nghiệp cho rằng sẽ không thể vừa thanh toán kỳ trả nợ vay đến hạn vào tháng 5 tới, lại phải có đủ dòng tiền để tiếp tục vận hành. Giả định khi không có tái cấu trúc tài chính, Nghi Sơn sẽ phải trả 375 triệu USD vào tháng 5 và 277 triệu USD vào tháng 11 năm nay.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải tạm dừng hoạt động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các bên góp vốn, cũng như không thể cam kết cung cấp ổn định các sản phẩm xăng dầu cho thị trường trong nước như cam kết.
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.
Giới siêu giàu châu Á 'tháo chạy' khỏi tài sản Mỹ vì lo sợ thuế quan của ông Trump
Các gia đình giàu nhất châu Á đang cắt giảm đầu tư vào tài sản tại Mỹ vì cho rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên khó dự đoán hơn nhiều, theo Bloomberg.