Chủ nhật, 24/11/2024

Ricons nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để đòi nợ, Coteccons nói nợ thì phải trả nhưng đúng hợp đồng, pháp luật

25/07/2023 6:52 PM (GMT+7)

Coteccons nói rằng gần đây có nhiều biến cố vô cùng bất lợi cho ngành xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng nhà ở đô thị và du lịch. Một số nhà thầu đã nhân cơ hội này để đẩy cao trào những xung đột không đáng có, khiến cho môi trường xây dựng ngày càng trở nên tiêu cực.

Công ty cổ phần xây dựng Coteccons vừa công bố thông tin bất thường về việc ngày 24/7 đã nhận được Thông báo của TAND TP.HCM, về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Ricons.

Coteccons khẳng định công nợ thì phải trả, nhưng phải tuân thủ Hợp đồng và Pháp luật

Theo Coteccons, Ricons và Coteccons có tranh chấp hợp đồng kinh tế, liên quan đến các giao dịch, bao gồm các khoản phải thu và khỏan phải trả (gọi tắt là công nợ).

Nguyên nhân công nợ phát sinh từ giai đoạn trước năm 2019, Coteccons và Ricons cùng chịu sự điều hành và được xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.

Ricons nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa để đòi nợ, ông lớn xây dựng Coteccons nói gì? - Ảnh 1.

Ricons nộp đơn ra tòa yêu cầu phá sản với Conteccons, do tranh chấp hợp đồng kinh tế. Ảnh: Ricons

Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án. Như dự án Regina Hưng Yên, Thiết kế dự án Đông Á, Dự án Golden Palace và một số giao dịch cho thuê thiết bị giữa hai Công ty.

Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong, do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.

Tương tự, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons, với vai trò là nhà thầu phụ, cũng chưa được quyết toán xong. Như dự án Newtaco, Dự án Regina Giai đoạn 4, nhà xưởng Regina Miracle, Regina Giai đoạn 6, Dự án Regina Hưng Yên, dự án nhà máy Vinfast, dự án Simco.

Coteccons đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản, nhưng Ricons ko cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu.

Coteccons khẳng định là doanh nghiệp xây dựng đầu ngành, có mức tăng trưởng doanh thu ổn định và bền vững. Tổng tài sản của Coteccons hiện là 20.042 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 8.236 tỷ đồng, lượng tiền mặt có thể sử dụng lên tới gần 4.000 tỷ đồng. 

"Làm kinh doanh phải đặt tôn chỉ 'tạo ra tác động tích cực cho xã hội' với yếu tố 'Nhân văn' lên hàng đầu, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi theo nguyên tắc thượng tôn pháp luật.

Khi các bên liên quan đã thực hiện giao dịch phát sinh công nợ thì phải trả, nhưng phải tuân thủ đúng quy định của các Hợp đồng đã ký và đúng quy định của Pháp luật", thông báo của Coteccons nhấn mạnh.

Coteccons nói Ricons thiếu sự hợp tác và đã gửi đơn kiện lên Toà án

Coteccons cho biết đang trong quá trình đấu thầu những dự án rất quan trọng, có tầm ảnh hưởng và tạo ra giá trị cho đất nước. Mặc dù có tranh chấp công nợ hợp đồng kinh tế sẽ được sớm giải quyết theo tinh thần thiện chí tại các trung tâm trọng tài, nhưng Ricons thiếu sự hợp tác và đã gửi đơn kiện lên Toà án, với tuyên bố yêu cầu phá sản. 

Ricons nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa để đòi nợ, ông lớn xây dựng Coteccons nói gì? - Ảnh 3.

Coteccons, doanh nghiệp xây dựng đầu ngành từng xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, đang có tranh chấp công nợ với Ricons. Ảnh: Báo Đầu tư

"Đây là một hành động mà chúng tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên lại được thúc đẩy để diễn ra vào thời điểm này", Coteccons nói.

Trong thông báo về tranh chấp công nợ, Coteccons đề nghị nhà thầu xây dựng Ricons hợp tác, nhanh chóng cung cấp những chứng từ đủ điều kiện về pháp lý, và xác định giá trị công nợ phát sinh giữa hai bên, để không ảnh hưởng đến quá trình đấu thầu của Coteccons.

Coteccons khẳng định sự sẵn sàng hợp tác để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa Coteccons và Ricons. Đây chính là cách để Coteccons thể hiện sự minh bạch, sẵn sàng trong công cuộc đẩy mạnh những cam kết về phòng chống tham nhũng, chống hội lộ, bảo vệ quyền lợi của cổ đông và nhà đầu tư.

Tại  Đại hội đồng cổ đông thường niên tháng 6 vừa qua, đại diện Ricons cho biết, đối với khoản nợ từ cổ đông lớn là tổ chức, Ban điều hành đã nhiều lần gửi công văn đề nghị thanh toán và sắp xếp cuộc họp thảo luận trên tinh thần tôn trọng các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả khả quan.

Khi đối tác không có thiện chí và sự hợp tác, không tôn trọng cam kết, dẫn đến khoản công nợ kéo dài, Ricons phải có các biện pháp pháp lý mạnh mẽ hơn, để yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, đảm bảo an toàn tài chính cho công ty và quyền lợi cổ đông. 

Ricons là ai?

Ricons từng là doanh nghiệp trong "hệ sinh thái Coteccons", thành lập năm 2004, khi ông Nguyễn Bá Dương còn là Chủ tịch Coteccons.

Ricons nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa để đòi nợ, ông lớn xây dựng Coteccons nói gì? - Ảnh 4.

Thời điểm mới thành lập, cổ đông sáng lập Coteccons nắm tỷ lệ sở hữu 20% tại Ricons và Ricons là nhà thầu phụ cho Coteccons. Ảnh: Coteccons

Thời điểm thành lập, cổ đông sáng lập Coteccons nắm tỷ lệ sở hữu 20% tại Ricons và doanh nghiệp này trở thành nhà thầu phụ cho Coteccons.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 của Coteccons, công ty này vẫn đang sở hữu 14,3% cổ phần của Ricons.

Năm 2018, Coteccons từng lên phương án sáp nhập Ricons. Phương án hoán đổi bằng hình thức phát hành cổ phiếu. Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2019 - 2020. Sau khi hoán đổi, Coteccons sẽ sở hữu 100% Ricons, và chuyển đổi Ricons thành công ty TNHH một thành viên.

Tuy nhiên, tại Đại Hội đồng cổ đông năm 2019, cổ đông nước ngoài đang sở hữu 18% vốn tại Coteccons, là  Kustocem, tuyên bố không bỏ phiếu bỏ phiếu cho thương vụ sáp nhập Ricons, nên việc sáp nhập bị dừng lại.

Khi ông Nguyễn Bá Dương từ nhiệm chức Chủ tịch Coteccons, Ricons cũng tuyên bố độc lập, xây dựng hệ sinh thái riêng.

Ricons hiện là một trong những nhà thầu xây dựng lớn tại Việt Nam. Các dự án Ricons xây dựng trải dài khắp cả nước từ các công trình cao tầng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đến nhà xưởng công nghiệp và hạ tầng. Theo Báo cáo hợp nhất quý 1/2023, Riconscó 945 nhân viên, tổng tài sản 7.177 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.