Tại kỳ họp lần thứ 17, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư dự án Xây dựng kiên cố tuyến kè Thanh Đa - đoạn 1.1, phường 25, quận Bình Thạnh.
Tổng chiều dài kè dự kiến khoảng 478m. Đỉnh kè có trụ và khung lan can bảo vệ; thân kè có hình dạng kiểu tường chắn bằng bê tông cốt thép (chữ L) trên hệ cọc bê tông cốt thép. Phía trong kè đắp cát, vỉa hè có chiều rộng khoảng 4m, cao độ 2,6m.
Khu vực chân kè được gia cố bằng thảm đá chặn chân mái kè để chống xói lở chân. Rãnh thoát nước dọc kè bằng bê tông cốt thép M300 có nắp đậy, bố trí cống ngang thoát nước từ phía nhà dân ra sông, có bố trí cửa van một chiều ngăn triều.
Dự án sẽ xây thêm đường giao thông tiếp giáp sau kè với chiều dài khoảng 495m, chiều rộng mặt cắt ngang 16m, trong đó mặt đường rộng 8m, vỉa hè đường rộng 4m. Đường này được đặt tên D9, nối với đường Tầm Vu hiện hữu tại khu vực dưới cầu Kinh.
Dự án có tổng mức đầu tư 651,154 tỷ đồng, kinh phí từ ngân sách thành phố, thời gian thực hiện 3 năm (2024-2027).
Mục tiêu dự án nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng sụt lún, sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm, đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống cho người dân khu vực. Đồng thời kết hợp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông (đường thủy, đường bộ), kết hợp chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường, cảnh quan khu vực theo quy hoạch.
HĐND TP.HCM cũng vừa phê duyệt Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Thực hiện phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố.
Theo đó, TP.HCM sẽ thực hiện hai dự án chống sạt lở, gồm: 1 điểm tại bờ trái Rạch Giồng - sông Kinh Lộ có chiều dài khoảng 400m và 1 điểm tại bờ phải sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 100m. Tổng mức đầu tư dự án là 142 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thành phố. Dự án thực hiện trong giai đoạn 2024-2025.
Đối với dự án bờ trái Rạch Giồng – Sông Kinh Lộ có phạm vi giải phóng mặt bằng từ tim kè vào 10m. Mục đích nhằm đảm bảo hành lang an toàn khi thi công, không ảnh hưởng đến nhà dân, đảm bảo khả năng vận hành công trình kè sau này và tạo mỹ quan khu vực. Diện tích đất cần giải tỏa dự kiến khoảng 4.863,6m2; số hộ bị ảnh hưởng khoảng 22 hộ.
Vị trí tại bờ phải sông Đồng Nai là trụ sở Trạm cảnh sát đường thủy Cát Lái, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức) khoảng 500m2, không giải phóng mặt bằng.
Mục tiêu đầu tư hai dự án trên nhằm xây dựng công trình kè kiên cố để khắc phục tình trạng sạt lở nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, trụ sở làm việc của Trạm cảnh sát đường thủy Cát Lái. Góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy, kết hợp chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường, cảnh quan khu vực, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.
Theo kế hoạch, năm 2024 sẽ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư. Đồng thời khảo sát, lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; Giải phóng mặt bằng; Khảo sát, lập, trình thẩm định và phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng); lựa chọn nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát; Khởi công công trình; Thi công công trình.
Năm 2025 sẽ thi công công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng và quyết toán dự án hoàn thành.
Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).