Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024 do Bộ Công Thương và Hiệp hội Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức tại TP.HCM từ ngày 21 - 23/10. Sáng 21/10, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas tham gia lễ khai mạc sự kiện.
GEFE 2024 nhấn mạnh, chuyển đổi xanh là con đường kiến tạo tương lai của doanh nghiệp Việt Nam, bởi vì thị trường châu Âu nói riêng và các thị trường quốc tế khác ngày càng khắt khe hơn trong các tiêu chuẩn xanh và bền vững.
Ông Erick Contreras, đồng Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng xanh EuroCham và Tổng Giám đốc BASF Việt Nam, khẳng định Việt Nam không thể chậm trễ trong quá trình chuyển đổi xanh để các doanh nghiệp có thể tiếp tục cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Ông Contreras cho biết, thông qua triển lãm tại GEFE kéo dài 3 ngày, BASF giới thiệu lộ trình bền vững của tập đoàn Đức với các cam kết mạnh mẽ và giải pháp tiên tiến nhằm hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi xanh vì mục tiêu Net Zero (trung hòa carbon) vào năm 2025.
Về tổng thể, đồng Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng xanh Eurocham cho biết, các giải pháp sẽ hỗ trợ Việt Nam hướng tới nền nông nghiệp xanh sạch hơn, từ nông trại tới bàn ăn. Đây là xu hướng chung của cả thế giới.
Tùy vào nhu cầu cụ thể của ngành nông nghiệp Việt Nam, BASF sẽ cung cấp cho nông dân các giải pháp phù hợp, trong đó có tối ưu hóa việc sử dụng dinh dưỡng, bảo tồn nước và bảo vệ "sức khỏe" của đất trồng. Bởi vì đất trồng khỏe là yếu tố giúp mùa màng bội thu.
Ngoài ra, thông qua việc tập trung vào các thực hành nông nghiệp bền vững, BASF hỗ trợ nông dân đáp ứng đủ thực phẩm cho dân số ngày càng tăng, giảm thiểu các tác động đến môi trường, và phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam.
"Nông nghiệp bền vững ngày càng được Chính phủ Việt Nam ưu tiên", ông Contreras nhấn mạnh. Đơn cử, thuốc trừ cỏ Basta là giải pháp giúp kiểm soát cỏ dại hiệu quả mà không lưu tồn dư trong đất, vì vậy giảm thiểu tác động đến môi trường.
"Thuốc trừ cỏ này làm giảm nhu cầu phun nhiều lần và giúp nông dân đạt năng suất cao hơn, mà lại kiểm soát nhiều loại cỏ dại khác nhau", ông cho biết thêm.
Tại GEFE 2024, ông Contreras được EuroCham chọn để trình bày tham luận "Kiến tạo kinh tế tuần hoàn – Làm thế nào để sản xuất các sản phẩm tuần hoàn?". Bài thuyết trình chia sẻ những nỗ lực của BASF trong việc thúc đẩy tính tuần hoàn trong quy trình sản xuất và tạo sản phẩm.
Đơn cử, một trong những giải pháp quan trọng của BASF là Loopamid, vật liệu được làm hoàn toàn từ chất thải dệt may. Đây là giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sang thời trang bền vững bằng cách tái chế các loại vải cũ thành sợi mới, chất lượng cao.
Giải pháp này giúp giải quyết vấn đề chất thải dệt may khổng lồ, với ước tính khoảng 92 triệu tấn trên toàn cầu mỗi năm. Theo đại diện của công ty, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới (mục tiêu của ngành đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ở mức 44%, tăng 9% so với kết quả năm 2023), vì vậy các giải pháp bền vững cho dệt may rất quan trọng.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.