Chương trình do HĐND TP.HCM phối hợp Đài Truyền hình TP.HCM, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức.
Trao đổi về giải pháp để tăng thu ngân sách từ đất đai trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM Huỳnh Văn Thanh cho biết trong những năm qua, nguồn thu từ đất đai chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của thành phố.
Theo ông Thanh, Sở TN&MT đã và đang thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp, bao gồm tăng cường việc quản lý và sử dụng đất đai theo đề án đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất sạch; thực hiện cơ chế tạo quỹ đất theo cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố được quy định tại Nghị quyết 98 của Quốc hội và thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho công tác định giá đất cụ thể trên địa bàn.
Đối với giải pháp thực hiện cơ chế tạo quỹ đất theo chính sách đặc thù, ông Thanh cho biết Nghị quyết 98 cho phép thành phố thực hiện thí điểm cơ chế tạo quỹ đất và thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất nhằm lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ thông qua việc thực hiện thu hồi đất đối với các khu đất vùng phụ cận nhà ga, các tuyến đường sắt được cấp thẩm quyền phê duyệt…
"Thực hiện điều này, sở cũng đã dự thảo xong quy chế, khi được thông qua sẽ tổ chức thực hiện trong năm 2024 và các năm tiếp theo", lãnh đạo Sở TN&MT TP.HCM cho hay.
Thông tin thêm về việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, ông Thanh cho biết dự kiến trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Sở TN&MT sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức và các khu vực khác ngoài Thủ Thiêm.
Phó Giám đốc Sở TN&MT thành phố cũng chia sẻ, hiện nay Thành ủy và UBND TP.HCM đã tổ chức phê duyệt xong để thực hiện đấu giá đất ở khu vực trong Khu đô thị Thủ Thiêm , còn khu vực bên ngoài Thủ Thiêm sẽ hoàn chỉnh thêm và thực hiện tiếp theo kế hoạch.
“Đây cũng là một trong những nguồn thu trực tiếp đối với hoạt động tạo quỹ đất của thành phố”, ông Thanh nhấn mạnh.
Tại chương trình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, một trong những điểm nghẽn được thành phố xác định phải đẩy mạnh tháo gỡ trong thời gian tới, là hoạt động giải ngân vốn đầu tư công, bởi đây là nguồn vốn "mồi" dẫn dắt các nguồn vốn và nguồn lực khác.
Theo ông Hòa, trên địa bàn TP.HCM hiện có nhiều công trình giao thông trọng điểm với tổng mức đầu tư lớn nhưng việc triển khai vẫn chậm, ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư công.
“Giải pháp sắp tới của thành phố là gì để khơi thông nguồn lực này, đưa các dự án giao thông sớm đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp”, ông Hòa thắc mắc.
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Phan Công Bằng cho biết, năm 2024 sở này sẽ phát huy bài học kinh nghiệm từ dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đối với công tác thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật.
Bên cạnh đó, Sở GTVT rà soát, đánh giá, đề xuất phương án, mô hình quản lý dự án phù hợp để đáp ứng số lượng, quy mô các dự án trọng điểm trong thời gian tới nhằm triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 98.
Ông Bằng thừa nhận trước đây, TP.HCM có nhiều công trình trọng điểm chậm trễ và vướng mắc lớn nhất nằm ở khâu giải phóng mặt bằng. Theo ông, để tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai dự án, hiện nay trong đồ án quy hoạch chung của thành phố cũng sẽ cập nhật đầy đủ các nội dung liên quan đến các công trình giao thông để trong quá trình triển khai sẽ hạn chế được những vướng mắc.
Theo Tiền phong
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.