Chia sẻ về vấn đề nguồn cung nhà ở tại TP.HCM, ông Vũ Anh Dũng, Phó Trưởng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, đơn vị có nhận được 2 hồ sơ đề nghị thông báo đủ điều kiện huy động vốn, tuy nhiên qua xem xét thì cả 2 dự án đều chưa đủ điều kiện.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, năm 2022 TP.HCM chỉ có 2 dự án nhà ở mới được chấp thuận chủ trương đầu tư (1 dự án ở huyện Nhà Bè và 1 dự án ở quận Bình Tân); năm 2023 TP.HCM có 2 dự án nhà ở tại TP.HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong quý 1/2024 chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đại diện Sở Xây dựng cho biết, lý do TP.HCM khan hiếm dự án đủ điều kiện được mở bán chủ yếu đến từ yếu tố pháp lý dự án. Ngoài ra, nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư còn vướng các thủ tục về nghĩa vụ tài chính, đất đai, quy hoạch, thậm chí có dự án phải rà soát lại pháp lý dự án, nguồn gốc đất… Do đó, khi Sở Xây dựng xem xét đủ điều kiện huy động vốn thì các dự án nhà ở thuộc các trường hợp này sẽ không đáp ứng.
Cũng theo ông Dũng, cuối năm 2022 UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng tổng hợp tiến độ, kết quả giải quyết 148 dự án nhà ở với 189 kiến nghị trên địa bàn thành phố. Kết quả đến quý III/2023, thành phố đã giải quyết được 52/189 kiến nghị (đạt 27,5%), trong đó Sở Xây dựng đã giải quyết được 16/19 kiến nghị liên quan đến chức năng của Sở (đạt 84%).
Hiện các Sở, ngành đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn theo các nhóm vướng mắc thuộc chức năng lĩnh vực quản lý Nhà nước của từng ngành. Dự án nhà ở trải qua nhiều bước thủ tục đầu tư khác nhau theo các quy định pháp luật khác nhau có liên quan nên khi tháo gỡ xong vướng mắc này, có thể sẽ lại có vướng mắc khác cần được tháo gỡ.
Thời gian qua, thực tế tại TP.HCM vẫn có sản phẩm nhà ở trong dự án được chủ đầu tư đưa ra thị trường nhưng đây là những dự án trước đây Sở Xây dựng đã thông báo đủ điều kiện bán theo quy định.
Các hoạt động của Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào được đánh giá cao về sự năng động, chủ động, tích cực và trách nhiệm thông qua cách tiếp cận các vấn đề mang tính "toàn dân, toàn diện, toàn cầu".
Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TP.HCM) đã siết chặt các quy trình chăm sóc hổ, không để dịch cúm bùng phát sau sự việc hàng chục cá thể hổ, báo và sư tử chết ở Đồng Nai và Long An do cúm A/H5N1.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN công bố tên tại giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2024 (ABA 2024) - lĩnh vực chuyển đổi số.
Ông Phạm Đăng Khoa được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Eximbank; quyết định có hiệu lực từ 11/10/2024 và thời gian bổ nhiệm là 3 năm.