Thứ năm, 21/11/2024

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản, nhà ở xã hội vướng mắc pháp lý

03/10/2024 9:10 AM (GMT+7)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị khẩn trương xử lý dứt điểm các các dự án bất động sản, nhà ở xã hội gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xem xét kết quả giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Nội dung này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 37.

Giải quyết các dự án bất động sản vướng mắc, kéo dài

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản, nhà ở xã hội vướng mắc pháp lý- Ảnh 1.

Khẩn trương xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý (Ảnh minh họa)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của Đoàn giám sát, đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo nghị quyết, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, làm rõ những chuyển biến trong thực hiện chính sách, pháp luật ngay trong quá trình giám sát; phân loại các tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Đồng thời cần hướng tới phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung - cầu, đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản; chỉ đưa vào nghị quyết giám sát những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh, có sự thống nhất cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ hoàn thiện các đề xuất, kiến nghị để giải quyết việc triển khai dự án bất động sản vướng mắc, kéo dài, giải pháp về kiểm soát dòng vốn tín dụng bất động sản, việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Cùng với đó là việc triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”; việc đơn giản hóa thủ tục mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội, đơn giản hóa thủ tục gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Đồng thời cần nghiên cứu, hướng dẫn xử lý các trường hợp, phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa không còn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Ý kiến của Chính phủ gửi lại Đoàn giám sát chậm nhất ngày 30/9.

Đánh giá đầy đủ lợi ích - chi phí

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền, hoàn thiện Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở, trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Ủy ban Thường vụ cũng đề nghị khẩn trương xử lý dứt điểm các các dự án bất động sản, nhà ở xã hội gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi.

Trên cơ sở đó, đánh giá đầy đủ lợi ích - chi phí và tính khả thi của phương án giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, doanh nghiệp, đồng thời giải phóng nguồn lực cho thị trường bất động sản, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với những dự án đã có kết luận của cấp có thẩm quyền về phương án tháo gỡ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị sớm hoàn thiện hồ sơ đề xuất trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Đối với những dự án khác, đề nghị tiếp tục rà soát, phân loại và xây dựng phương án giải quyết, ban hành theo thẩm quyền cơ chế giải quyết phù hợp, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc