Nghiên cứu mới nhất của công ty công nghệ thanh toán điện tử quốc tế Visa về "Xu hướng du lịch toàn cầu" cho thấy du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh. Bên cạnh tỷ lệ 73% cho biết quan tâm và rất quan tâm đến du lịch sinh thái bền vững, có đến 50% số người trả lời đã tìm kiếm lựa chọn này cho kế hoạch du lịch.
Theo Visa, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang thay đổi cách thức thanh toán, du khách Việt Nam đang tận dụng tính tiện lợi của thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ/trả trước.
Đến 97% trong khảo sát này cho biết họ ưu tiên các tùy chọn thanh toán không dùng tiền mặt (92% chọn thẻ tín dụng và 87% chọn thẻ ghi nợ) trong các chuyến du lịch. Ngoài ra, 64% cho biết đã dùng ví điện tử.
Sự phổ biến của ví điện tử báo hiệu sự chuyển dịch hướng tới một hệ sinh thái thanh toán được thúc đẩy bởi công nghệ và có tính kết nối cao, theo Visa.
Về độ tuổi, thế hệ Z và các gia đình có trẻ em là các nhóm đối tượng chính góp phần làm nên sự bùng nổ du lịch trong nước tại Việt Nam. Các gia đình có con nhỏ và thế hệ trên 60 tuổi là nhóm đi du lịch giải trí nhiều nhất: trung bình 2,4 chuyến trong 12 tháng qua.
Khảo sát cho thấy các động lực du lịch chính gồm thư giãn (68%), mua sắm tiêu dùng (43%) và khám phá những điều mới mẻ (43%).
Về mua sắm, theo Visa, du khách thích các món quà lưu niệm độc đáo và thích trải nghiệm mua sắm để làm chuyến đi thêm phong phú.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào, cho biết: "Du lịch Việt Nam đang tiến vào kỷ nguyên mới. Trong đó, thanh toán số song hành cùng ngành du lịch để đáp ứng các nhu cầu thanh toán hiệu quả, bảo mật ngày càng tăng của người tiêu dùng. Với việc chuyển đổi linh hoạt, các nhà hàng, khách sạn và đơn vị dịch vụ lữ hành có thể đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách du lịch, thông qua việc sử dụng nhiều hơn các phương thức thanh toán không tiền mặt để tăng cường trải nghiệm thuận tiện."
Trong bối cảnh toàn cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam cũng đang hồi phục dần. Theo Visa, du lịch nội địa sẽ đóng vai trò then chốt khi người dân thích khám phá du lịch trong nước, từ đó giúp ngành có thêm những kết quả khá hơn thời gian dịch bệnh vừa qua.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.