Thứ bảy, 21/09/2024

Cách Grab và Shopee tìm đường thoát lỗ

24/05/2023 8:34 AM (GMT+7)

Cả hai tập đoàn công nghệ chọn cách cắt giảm hàng loạt chi phí, đặc biệt là ngân sách ưu đãi cho đối tác và người dùng, để giảm lỗ.


Cách Grab và Shopee tìm đường thoát lỗ - Ảnh 1.

Theo báo cáo tài chính quý I, doanh thu GAAP của Sea Limited đạt 3 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, công ty mẹ của Shopee, Garena và Sea Money lãi ròng 87,2 triệu USD, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ sau thuế hơn nửa tỷ USD hồi cùng kỳ.

“Quý đầu tiên của năm 2023 tiếp tục là một quý thành công nữa đối với chúng tôi. Kết quả của quý là minh chứng cho những cam kết và sự sáng tạo của cả công ty”, Forrest Li, Chủ tịch kiêm CEO Sea Limited, mở đầu báo cáo tài chính bằng hàng loạt đánh giá tích cực.

Quý liền trước (IV/2022), Sea lần đầu tiên có lãi, đạt 426,8 triệu USD, cùng khoản doanh thu tăng 7,1% so với cùng kỳ lên 3,5 tỷ USD. Dù lợi nhuận quý này bị thu hẹp gần 5 lần, sự lạc quan của vị CEO vẫn là điều dễ hiểu khi công ty đã có hai quý liên tiếp sinh lãi.

SEA LÃI RÒNG 2 QUÝ LIÊN TIẾP

Quý vừa rồi, mảng kinh doanh trụ cột của Sea là giải trí kỹ thuật số (Garena) gây thất vọng khi giảm từ mức doanh thu 948,9 triệu USD của quý trước xuống còn 539,7 triệu USD, tương đương 43,2%. So với cùng kỳ năm 2022, doanh thu của Garena cũng giảm tới 52,5%. Lợi nhuận hệ số EBITDA (trước thuế, lãi vay và khấu hao) đã điều chỉnh thu hẹp còn 230 triệu USD.

Lượng người dùng hoạt động hàng quý tăng không đáng kể lên 491,6 triệu người. Song tỷ lệ người dùng trả tiền lại giảm từ 9% của quý trước xuống còn 7,7%, tương đương 37,6 triệu người.

Trong khi đó, mảng thương mại điện tử (Shopee) chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ khi thu về 2,1 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tương đương mức ghi nhận của quý trước. Trong cơ cấu doanh thu, phần lớn nguồn thu của Shopee đến từ thu phí giao dịch trên nền tảng và quảng cáo.

Nhờ sự tăng trưởng này, lợi nhuận EBITDA đã điều chỉnh chuyển từ âm 742,8 triệu USD hồi cùng kỳ sang dương 207,7 triệu USD. Lợi nhuận của Shopee chủ yếu nhờ thị trường châu Á trong khi các thị trường quốc tế khác chưa thể sinh lời.

Một mảng kinh doanh khác của Sea cũng có mức tăng hai con số là dịch vụ tài chính kỹ thuật số (Sea Money). Doanh thu mảng này đạt 412,8 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ, giúp lợi nhuận EBITDA đã điều chỉnh chuyển dương 98,9 triệu USD trong khi cùng kỳ âm 124,9 triệu USD.

Trong một bản ghi nhớ nội bộ hồi đầu năm, Forrest Li cho biết công ty đã đạt đến mức “tự cung tự cấp” sau khi số dư tiền mặt tiếp tục tăng lên. Song đằng sau kết quả này, công ty mẹ của Garena và Shopee đã phải triển khai hàng loạt giải pháp cắt giảm chi phí, từ nhân viên cho đến những hoạt động cơ bản nhất trong công ty.

"Chúng tôi đã đổi mới để có thể thực hiện công việc dù có ít tài nguyên hơn, đồng thời không bao giờ đánh mất cam kết với người dùng và để các tiêu chuẩn dịch vụ giảm xuống", Forrest Li, CEO Sea Limited

Năm ngoái, Sea đã cắt giảm khoảng 7.500 người, tương đương hơn 10% tổng số nhân sự. Gần nhất là vào tháng 3 năm nay, công ty tiếp tục sa thải thêm 500 nhân viên tại thị trường Indonesia dù quý IV/2022 lần đầu tiên báo lãi sau 14 năm thành lập.

Không chỉ nhân sự, những quyền lợi, hoạt động nhỏ nhất trong công ty như chi phí công tác, ăn uống, khách sạn hay thậm chí giấy vệ sinh cũng được tiết kiệm đến mức tối đa.

Quý vừa rồi, tổng chi cho bán hàng và tiếp thị của Sea giảm 60,2% từ 1 tỷ USD của quý I/2022 xuống còn 400,1 triệu USD. Riêng mảng kinh doanh kiếm được nhiều tiền nhất là Shopee giảm 51,7% từ 700 triệu USD xuống còn 338 triệu USD.

Trên sàn chứng khoán Mỹ, cổ phiếu Sea đang được giao dịch quanh mốc 67,97 USD/đơn vị với mức vốn hóa đạt 38,52 tỷ USD. So với giai đoạn cuối năm ngoái, vốn hóa công ty đã phục hồi đáng kể nhưng nếu nhìn vào mức kỷ lục gần 200 tỷ USD thiết lập vào tháng 11/2021, vốn hóa của Sea đã bốc hơi khoảng 80%.

GRAB GIỮ NGUYÊN MỤC TIÊU HÒA VỐN VÀO CUỐI NĂM 

Tương tự Sea, một ông lớn ngành công nghệ khác trong khu vực Đông Nam Á là Grab cũng gặt hái nhiều kết quả tích cực nhờ cắt giảm chi phí.

Quý I/2023 là quý thứ ba liên tiếp công ty này lập kỷ lục doanh thu với mức ghi nhận là 525 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm ngoái và 4,5% so với quý liền trước. Đáng chú ý, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Grab trong quý đạt khoảng 4,9 tỷ USD, chỉ nhỉnh hơn 3% so với cùng kỳ.

Khoản lỗ ròng được thu hẹp đáng kể từ 435 triệu USD lên 250 triệu USD. Lợi nhuận hệ số EBIDTA đã điều chỉnh của Grab cũng cải thiện 77% lên âm 66 triệu USD so với số âm hàng trăm triệu USD của cùng kỳ.

“Quý này, kết quả của chúng tôi phản ánh sự tập trung có kỷ luật nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và khả năng sinh lời”, Anthony Tan, Tổng giám đốc và đồng sáng lập Grab, nhấn mạnh công ty đang đi đúng hướng trên con đường đạt lợi nhuận và chạm điểm hòa vốn EBITDA đã điều chỉnh vào quý IV năm nay.

Hiện mảng giao hàng vẫn đem lại doanh thu cao nhất cho Grab khi đạt 275 triệu USD, tăng 202% ngay cả khi GMV giảm 9%. Lợi nhuận EBITDA đã điều chỉnh cũng xoay chuyển từ âm 56 triệu USD sang dương 60 triệu USD.

Doanh thu mảng di động tiếp tục tăng trưởng mạnh 72% lên 194 triệu USD nhờ sự phục hồi của hoạt động du lịch lẫn nhu cầu ở các thị trường. Lợi nhuận EBITDA đã điều chỉnh tăng 85% từ 82 triệu USD lên 152 triệu USD.

Bên cạnh hai mảng kinh doanh chính, Grab cũng chứng kiến sự cải thiện của mảng dịch vụ tài chính và doanh nghiệp/sáng kiến mới.

So với cùng kỳ, chi phí ưu đãi, khuyến mãi dành cho đối tác và người tiêu dùng tiếp tục được điều chỉnh, lần lượt đạt 169 triệu USD222 triệu USD, tương ứng mức giảm 22% và 36%. Hai quý gần nhất, ngân sách cho ưu đãi của Grab được duy trì trên dưới 400 triệu USD.

Dù kết quả liên tục được cải thiện nhưng khác Sea, cổ phiếu và vốn hóa của Grab vẫn ngụp lặn sau khi IPO vào cuối năm 2021. Hiện cổ phiếu công ty dao động quanh mốc 3 USD/đơn vị với mức vốn hóa 11,89 tỷ USD, giảm 55% so với thời điểm mới IPO.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Theo Zing




Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đường sắt mở bán vé tập thể, dân chờ mua sớm vé tàu Tết Ất Tỵ

Đường sắt mở bán vé tập thể, dân chờ mua sớm vé tàu Tết Ất Tỵ

Dù còn nhiều tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ 2025, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn đã có kế hoạch bán vé tàu sớm để phục vụ các cơ quan, tập thể.

Sẽ đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Sẽ đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

"Chúng ta đã có kinh nghiệm khắc phục hậu quả mưa lũ trắng trời ở miền Trung năm 2020, lần này, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và người dân, tôi tin chắc sản xuất nông nghiệp sẽ nhanh chóng được phục hồi" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.

Tác động tới nền kinh tế ra sao, khi đồ uống có đường chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt?

Tác động tới nền kinh tế ra sao, khi đồ uống có đường chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt?

GS. TSKH Nguyễn Mại băn khoăn, mục đích của việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Nhà thiết kế áo dài nổi tiếng kể về huyền thoại chim phụng qua bộ sưu tập độc đáo

Nhà thiết kế áo dài nổi tiếng kể về huyền thoại chim phụng qua bộ sưu tập độc đáo

Nằm trong khuôn khổ Festival Mùa thu Huế 2024, chương trình nghệ thuật áo dài “Linh Phụng” sẽ là điểm nhấn khẳng định vị thế của Huế - kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tại Nhà hát sông Hương – TP. Huế.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: khẳng định hình hài một tỉnh năng động, phát triển

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: khẳng định hình hài một tỉnh năng động, phát triển

Việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Quy hoạch tỉnh Bình Dương không chỉ tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược mà còn khẳng định hình hài mà tỉnh mong muốn hướng đến trong 25 năm tiếp theo.

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng  FPT nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng FPT nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ

Ngày 11/9/2024, Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.