
HSBC nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Tường Thụy
24/07/2024 11:27 AM (GMT+7)
Trong báo cáo phân tích mới nhất của HSBC về kinh tế Việt Nam, ngân hàng quốc tế này nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,5% từ dự báo 6% cách đây một tháng.
Vì sao HSBC nâng dự báo tăng trưởng?
Việt Nam khép lại quý 2/2024 bằng một bất ngờ lớn: GDP tăng đến 6,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa kỳ vọng 6% của thị trường. Không chỉ gói gọn trong các các chỉ số chính, sự phục hồi kinh tế tại Việt Nam bắt đầu hiện rõ hơn trong nhiều lĩnh vực.

TP.HCM, đầu tàu kinh tế phía Nam. Ảnh tư liệu
Về thương mại quốc tế, HSBC nhận định sự phục hồi của công nghệ tiếp tục mang lại nguồn lực cần thiết trong khi các ngành khác cũng vượt đáy để lấy lại đà tăng trưởng "đầy thuyết phục". Các dịch vụ liên quan đến du lịch "tiếp tục tỏa sáng" do Việt Nam đón hơn 8,8 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, cũng cần đánh giá cẩn trọng cho giai đoạn 6 tháng cuối năm.
"Với kết quả tốt hơn kỳ vọng trong nửa đầu năm 2024, chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng GDP của năm nay lên 6,5%. Điều đó nhiều khả năng sẽ đưa Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, là vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho các nước khác trong khu vực trong 2 năm vừa qua. Chúng tôi cũng mới giảm dự báo lạm phát năm 2024 xuống còn 3,6%", báo cáo của HSBC viết.
Cập nhật dự báo tăng trưởng của HSBC
| Tháng 4/2024 | Tháng 5/2024 | Tháng 6/2024 |
PMI | 50,3 | 50,3 | 54,7 |
Xuất khẩu (% so với cùng kỳ năm) | 10,2 | 13,9 | 10,5 |
Nhập khẩu (% so với cùng kỳ năm) | 18,8 | 25,7 | 13,1 |
CPI (% so với cùng kỳ năm) | 4,4 | 4,4 | 4,3 |
Sản xuất công nghiệp (% so với cùng kỳ năm) | 10,4 | 14,7 | 14,4 |
Tóm lược các chỉ số kinh tế chính của Việt Nam gần đây. Nguồn: CEIC, S&P Global, HSBC
Tăng trưởng: Tạo đà để hướng tới
Lĩnh vực gây ngạc nhiên nhất cho HSBC trong 6 tháng đầu năm nay chính là sản xuất: Tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cũng được phản ánh qua tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của quý 2 vừa qua, đạt 15% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo nói trên của HSBC tiếp tục: "Chúng tôi đã lưu ý về sự phục hồi không đồng đều trong lĩnh vực thương mại, chủ yếu được dẫn dắt bởi phục hồi trong mảng điện tử. Dù xu hướng này vẫn còn tiếp tục, các ngành hàng khác ngoài điện tử cũng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Cụ thể, xuất khẩu dệt may và da giày, vốn bị ảnh hưởng bởi gián đoạn ở Biển Đỏ, cũng phục hồi trở lại và chứng kiến tăng trưởng ở mức hai con số trong quý 2 (xem biểu đồ 1).
Biểu đồ 1. Phục hồi xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu ở mảng điện tử nhưng đã bắt đầu lan rộng

Nguồn: HSBC, CEIC
Song song với tình hình thương mại tươi sáng, tâm lý các nhà sản xuất cũng tốt lên thấy rõ. PMI (chỉ số được S&P Global trên toàn cầu sử dụng để đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ của một nền kinh tế) tháng 6 của Việt Nam tăng mạnh lên mức 54,7, không chỉ vượt hẳn ngưỡng mở rộng 50 mà còn đạt mức cao nhất trong vòng hai năm qua (Biểu đồ 2).
Điều đáng khích lệ là tình hình việc làm và đơn hàng xuất khẩu mới đã tăng cao so với những tháng gần đây, là "bảo chứng" cho triển vọng tốt hơn của lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam.

Biểu đồ 2: Chỉ số PMI của Việt Nam nhảy vọt lên mức cao nhất trong vòng hai năm gần nhất nhờ đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh. Nguồn: HSBC, S&P Global
Bên cạnh đó, triển vọng thu hút FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) dài hạn luôn là một điểm sáng. Mặc dù đã giảm so với đỉnh của năm 2017, FDI mới vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.
HSBC nhấn mạnh: Lĩnh vực sản xuất chiếm phần lớn với vốn FDI đăng ký mới đạt gần 10 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024 (4% GDP) - xem biểu đồ 3. Dù phần lớn vốn hướng về sản xuất, lĩnh vực bất động sản cũng đang nổi lên với tăng trưởng mạnh mẽ so với tình hình suy giảm năm ngoái.

Biểu đồ 3: Dòng vốn FDI tiếp tục là một điểm sáng đối với Việt Nam. Nguồn: HSBC, CEIC
Trong khi dòng FDI từ Trung Quốc và Hàn Quốc thường thu hút sự chú ý nhiều nhất, đầu tư từ các nước ASEAN cũng không ngừng chảy vào qua, đặc biệt là từ Singapore.
Singapore đứng đầu nhóm các nước có FDI nhiều nhất vào Việt Nam. CapitaLand (tập đoàn kinh tế lớn từ Singapore, nhận một phần vốn từ tập đoàn đầu tư Temasek Holdings của Chính phủ Singapore) đang có kế hoạch đổ thêm 110 triệu USD vào Việt Nam để khai thác cơ hội mới trong quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng - sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia.
Bên cạnh thương mại, các dịch vụ liên quan đến du lịch tiếp tục duy trì đà tích cực. Điều này lý giải vì sao các ngành như vận tải và lưu trú tiếp tục tỏa sáng. Chỉ trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã thu hút hơn 8,8 triệu lượt khách, vượt mức của năm 2019 (biểu đồ 4; tên viết tắt: VN là Việt Nam, SG là Singapore, TH là Thái Lan, ID: Indonesia, MA: Malaysia; các cột cho thấy sự phục hồi của lượng khách du lịch so với năm 2019).

Biểu đồ 4: Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về thu hút du lịch 2 quý đầu năm 2024. Nguồn: HSBC, CEIC
Đặc biệt, ngay cả chưa có cơ chế miễn thị thực, lượng du khách Trung Quốc trở lại đã đạt 80% so với năm 2019 (cột màu xám trong biểu đồ 4).
"Dù Việt Nam đang trên đà đạt được mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách trong năm 2024, chúng tôi vẫn thấy có dư địa để cải thiện hơn nữa, bao gồm mở rộng danh sách miễn thị thực", HSBC viết trong báo cáo phân tích nói trên.
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.
Giới siêu giàu châu Á 'tháo chạy' khỏi tài sản Mỹ vì lo sợ thuế quan của ông Trump
Các gia đình giàu nhất châu Á đang cắt giảm đầu tư vào tài sản tại Mỹ vì cho rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên khó dự đoán hơn nhiều, theo Bloomberg.