Thứ năm, 21/11/2024

Ông chủ Temu mất ngôi giàu nhất nền kinh tế thứ 2 thế giới sau 2 tuần

28/08/2024 8:38 AM (GMT+7)

Colin Huang, ông chủ của tập đoàn PDD Holdings tại Trung Quốc với nền tảng thương mại điện tử Temu đình đám ở Mỹ, chỉ giữ ngôi giàu nhất Trung Quốc được 2 tuần. Cổ phiếu của ông bị bán tháo ngày 27/8 do triển vọng kinh doanh ảm đạm.

Giữ vai trò nhà sáng lập PDD (với 2 sàn thương mại là Temu tại Mỹ và Pinduoduo ở đất nước tỷ dân Trung Quốc), ông Colin Zheng Huang (tức Hoàng Tranh) bị mất 14,1 tỷ USD trong đợt bán tháo cổ phiếu ngày 26/8 (tức 27/8 theo giờ châu Á). 

Ngay sau đó, Bloomberg Billionaires Index -- nền tảng theo dõi tài sản các tỷ phú thế giới -- đã cập nhật tài sản ròng của doanh nhân 44 tuổi này ở con số 35,2 tỷ USD. Đây là vị trí thứ 4 trên bảng của Bloomberg Billionaires Index.

Ông chủ Temu mất ngôi giàu nhất nền kinh tế thứ 2 thế giới sau 2 tuần - Ảnh 1.

Báo Bloomberg (Mỹ) cập nhật diễn biến của cổ phiếu tập đoàn PDD (sở hữu nền tảng Temu) trong 1 bài ngày 28/8/2024.

Báo Bloomberg thống kê chính xác số ngày ở vị trí giàu nhất Trung Quốc của ông là 18 ngày. Theo báo này, sức mua của thị trường tỷ dân Trung Quốc đã thấp hơn các dự báo.

Pinduoduo ra mắt ứng dụng mua sắm giảm giá Temu tại Mỹ vào tháng 9/2022. Từ đó, 2 sàn này hợp lực nhau để tạo nên 1 "ông vua" thương mại điện tử tại Trung Quốc để soán ngôi Alibaba do Jack Ma sáng lập năm 1999. Thời gian gần đây, tập đoàn PDD chủa Huang mở rộng quy mô cực kỳ nhanh chóng ở cả Trung Quốc và các thị trường khác. Các nhà phân tích từng dự đoán doanh số bán hàng trong quý II/2024 của PDD sẽ đạt khoảng 14 tỷ USD, nhưng kết quả thực tế chỉ hơn 13,6 tỷ USD.

Ngoài ra, lãnh đạo PDD đã khiến các nhà đầu tư hoảng sợ khi liên tục vẽ ra những bức tranh u ám về các quý sắp tới. Vì vậy, cổ phiếu của PDD lao dốc gần 30% vào ngày 26/8, và tờ Bloomberg cho biết thị giá của PDD bốc hơi khoảng 55 tỷ USD.

Các giám đốc cấp cao của PDD đang liên tục cảnh báo về sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cùng những thách thức phi kinh doanh có thể còn làm giảm tăng trưởng và lợi nhuận doanh nghiệp hơn nữa trong tương lai.

Tờ Bloomberf nhận định: Chiến lược mở rộng toàn cầu thông qua Temu của PDD đang gặp phải nhiều thách thức. Temu hầu như ngay lập tức đã trở thành một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ sau khi ra mắt năm 2022, nhưng đang phải đối mặt với mức độ giám sát ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý. Liên minh Châu Âu (EU) đang xem xét đề xuất đóng lỗ hổng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa giá rẻ mua trực tuyến -- đây là động thái có thể ảnh hưởng đáng kể đến Temu và các nhà bán lẻ Trung Quốc khác.

Gần đây, "ông trùm" thương mại điện tử Amazon từ Mỹ thông báo rằng sẽ sớm tung ra các cửa hàng giá rẻ của Amazon. Động thái này có thể lấy đi thị phần của Temu, vốn phải cạnh tranh gay gắt với nhiều nền tảng Trung Quốc khác như Shein hay Tiktok.

“Hoạt động của chúng tôi ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi kinh doanh. Trong khi đó, sự cạnh tranh mà chúng tôi phải đối mặt ngày càng mạnh mẽ hơn. Cạnh tranh trong ngành sẽ còn tiếp diễn và dự kiến sẽ gia tăng”, ông Lei Chen (Lôi Trần), CEO của PDD nói trong 1 bài của báo Bloomberg hôm nay 28/8.

Theo ông Chen, cũng là một người đồng sáng lập PDD, những yếu tố trên kết hợp lại sẽ gây ra nhiều biến động đến tập đoàn của ông. Thực tế cho thấy kết quả kinh doanh đã không còn tích cực như trước, tăng trưởng doanh thu không bền vững và lợi nhuận giảm trong tương lai là không thể tránh khỏi.

Ngoài Amazon, các đối thủ của PDD từ chính Trung Quốc như TikTok và Alibaba đang tích cực tấn công vào phân khúc tiêu dùng giá rẻ, đây chính là thế mạnh truyền thống của PDD của Colin Huang, người đã từng làm kỹ sư phần mềm cho Google tại Trung Quốc.

Ông chủ Temu mất ngôi giàu nhất nền kinh tế thứ 2 thế giới sau 2 tuần - Ảnh 2.

Tỷ phú Colin Huang, ông chủ tập đoàn PDD. Nguồn: Getty

Sinh năm 1980, Huang có cha mẹ là công nhân nhà máy ở ngoại ô Hàng Châu, một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang phía Đông Trung Quốc. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba do Jack Ma sáng lập. Sau đó, Ma đã trở thành tỷ phú thế giới nhờ thương mại điện tử.

Năm 2015, trong bối cảnh ngành thương mại điện tử do Alibaba và JD.com thống trị, Huang vẫn quyết định ra mắt trang Pinduoduo với niềm tin rằng có thể đạt được thành công bằng cách áp dụng trò chơi mua sắm trực tuyến. Theo Bloomberg, nguyên kỹ sư của Google đã huy động được 8 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư vào năm 2015 và thêm khoảng 100 triệu USD vào năm 2016.

Khi lượng người dùng hoạt động hàng tháng của Pinduoduo tại Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2022, PDD Holdings của Huang bắt đầu tìm cơ hội tăng trưởng ở nước ngoài thông qua Temu, nền tảng do Huang lập ra ở Mỹ năm 2022.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.