Thứ năm, 21/11/2024

Thu thuế thương mại điện tử, từ thách thức đến thất thu

19/08/2024 2:44 PM (GMT+7)

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Mặc dù ngành thuế đã nỗ lực kiểm soát nhưng vấn đề chống gian lận thuế trong hoạt động thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức trong việc truy thu thuế.

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Tổng doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD và sẽ đạt 30,5 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam được xác định là quốc gia có tăng trưởng về thương mại điện tử nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Từ đó đặt ra yêu cầu về quản lý thuế và quản lý về chất lượng hàng hóa, chống lừa đảo trên nền tảng thương mại điện tử.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Thuế TP.HCM đã yêu cầu 7 cá nhân kinh doanh TMĐT giải trình. Kết quả, có một cá nhân có sức ảnh hưởng (KOLs) đã nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công năm 2022, với tổng số thuế truy thu và tiền chậm nộp là 2,2 tỷ đồng. Đồng thời kê khai thu nhập của người này đến từ các kênh mạng xã hội, với tổng số thuế truy thu và chậm nộp là 36,5 triệu đồng.

Theo số liệu thống kê của cơ quan thuế, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT tăng nhanh qua các năm gần đây. Cụ thể, năm 2022 là 83.000 tỷ đồng; năm 2023 là 97.000 tỷ đồng và chỉ 6 tháng đầu năm 2024 đã trên 50.000 tỷ đồng. Mặt khác, Tổng cục Thuế phối hợp Bộ Công thương, Bộ TT-TT và các ngân hàng thương mại thu thập thông tin về 929 sàn giao dịch TMĐT; 284 ứng dụng bán hàng trên mạng; 144 triệu tài khoản thanh toán của tổ chức, cá nhân; 130 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, quảng cáo, phát thanh, truyền hình, làm giàu cơ sở dữ liệu về thuế.

Thu thuế thương mại điện tử  - Ảnh 1.

Người dân thay đổi cách thức tiêu dùng giúp cho thương mại điện tử tăng trưởng mạnh. Nhưng việc thu thuế thương mại điện tử còn nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Giang

Theo số liệu của Tổng cục Thuế, đến tháng 6/2024, cả nước có 383 sàn giao dịch TMĐT cung cấp thông tin, tăng 22 sàn so với cuối năm 2023. Mới đây, Tổng cục Thuế cũng đã ban hành công văn về tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Trong đó yêu cầu cục thuế các tỉnh thành tăng cường tuyên truyền; thanh kiểm tra các tổ chức kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số; tăng cường giám sát tuân thủ đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo trong hoạt động livestream bán hàng. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, thì lập danh sách và phối hợp với các ban, ngành địa phương kiểm tra tại địa bàn để xử lý theo pháp luật thuế và các pháp luật chuyên ngành, hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan công an nếu xác định có hành vi trốn thuế.

Tổng cục Thuế cũng gửi thư ngỏ đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT, cung cấp bộ tài liệu hướng dẫn việc đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và danh sách email của các cơ quan thuế để người nộp thuế chủ động liên hệ khi có vướng mắc. Lãnh đạo Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế ) cho biết, cơ quan thuế đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế có hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, livestream bán hàng.

Hụt hơi thu thuế thương mại điện tử

Theo sách trắng TMĐT năm 2023, số lượng người tiêu dùng Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến tăng khoảng 61 triệu người, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước; ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của mỗi người đạt mức 336 USD/năm, tăng trên 16%. Chỉ riêng tại TP.HCM, thống kê 6 tháng đầu năm 2024, tổng số tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT là hơn 90.000, trong đó gần 65.000 cá nhân, hộ kinh doanh và hơn 25.000 doanh nghiệp. Mặc dù ngành thuế đã nỗ lực kiểm soát nhưng vấn đề chống gian lận thuế trong hoạt động TMĐT vẫn còn... hụt hơi!

Ngoài ra, Tổng cục Thuế bước đầu hoàn thành việc chia sẻ cơ sở dữ liệu từ Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước, bao gồm các dữ liệu của 929 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; 130 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, quảng cáo, phát thanh truyền hình; 144 triệu tài khoản thanh toán gồm 10 triệu tài khoản của tổ chức và trên 134 triệu tài khoản của cá nhân tại 96 ngân hàng thương mại. Qua đó, tạo nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý thuế đối với thương mại điện tử.

Cục Thuế TP.HCM cũng khai thác, rà soát và cập nhật cơ sở dữ liệu về thương mại điện tử được xây dựng từ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và các bộ, ngành liên quan. Đồng thời, hỗ trợ các chủ sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn; kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, lĩnh vực truyền hình, truyền thông, sáng tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến và cá nhân bán hàng livestream trên các nền tảng mạng xã hội...

Là một trong những thành phố lớn nhất cả nước, ông Nguyễn Nam Bình, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết: Cục Thuế thành phố đã thực hiện rà soát 7.134 doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, từ đó hỗ trợ kê khai, nộp thuế 1.298 tỷ đồng; xử lý truy thu, xử phạt 1.318 trường hợp, với tổng số tiền hơn 72 tỷ đồng…

Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, vẫn còn không ít trường hợp tổ chức, cá nhân livestream bán hàng chưa tự giác thực hiện nghĩa vụ kê khai, đăng ký, nộp thuế đầy đủ kịp thời. Trong khi theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, bình quân mỗi tháng có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, với hơn 50.000 nhà bán tham gia. Bên cạnh đó, quy định miễn thuế với hàng giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, logistics xuyên quốc gia được đánh giá là lỗ hổng lớn khiến thất thu thuế. Với sự bùng nổ của các sàn TMĐT, mỗi năm khoảng 2 tỷ đơn hàng, các chuyên gia cho rằng, mỗi đơn hàng chỉ vài ba trăm ngàn đồng, thì số thuế giá trị gia tăng (10%) thất thu là hơn 2 tỷ USD!

Chia sẻ về công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn cho biết, ngành thuế tập trung vào tuyên truyền việc phải kê khai, đăng ký, nộp thuế. Trường hợp không chấp hành sẽ xử lý theo quy định. Theo ông Mai Sơn, trong các tháng cuối năm 2024, ngành thuế triển khai nhiều biện pháp, trong đó sẽ tăng cường phối hợp các bộ ngành xử lý vi phạm, siết chặt quản lý trên môi trường mạng với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ pháp luật về thuế trong hoạt động TMĐT.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.