Chủ nhật, 13/10/2024

Bộ Công Thương yêu cầu EVN trình cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào

10/12/2023 5:37 PM (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, EVN khẩn trương trình Chính phủ về xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào, hoàn thành trong quý I/2024.

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy hợp tác mua bán than giữa Việt Nam và Lào đảm bảo cung ứng điện cho năm 2024, ngày 9/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo sản xuất, cung ứng điện.

Trong đó, với lĩnh vực cung ứng điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Cục điều tiết điện lực cùng Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng kế hoạch cung ứng điện hàng quý. Riêng EVN sẽ báo cáo Kế hoạch hàng tháng, và điều chỉnh vào tuần thứ 4 của mỗi tháng, để báo cáo lãnh đạo Bộ.

Bộ Công Thương yêu cầu EVN trình cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào - Ảnh 1.

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương trình Chính phủ về xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào, hoàn thành trong quý I/2024. Ảnh: EVN

Đặc biệt, trong tháng 12 này, Cục Điều tiết điện lực chủ trì cùng EVN xây dựng kế hoạch và trình lãnh đạo Bộ Công Thương rà soát, điều chỉnh tình hình cung ứng điện những tháng cao điểm 5,6,7. 

Bộ trưởng Công Thương cũng yêu cầu Cục Điều tiết điện lực cần khẩn trương hoàn thiện thông tư hướng dẫn EVN xây dựng khung giá các loại hình điện năng, hoàn thành trong tháng 1/2024. Đặc biệt, phối hợp cùng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, EVN khẩn trương trình Chính phủ về xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào và hoàn thành trong quý I/2024 và xây dựng cơ chế đặc thù, nhằm gỡ khó cho các nhà máy điện khí trong năm 2024.

Yêu cầu 3 tập đoàn PVN, EVN, TKV và các chủ đầu tư nhà máy, dự án nguồn và lưới điện tập trung bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa các tổ máy, công trình, đường dây, đảm bảo sẵn sàng hoạt động tối đa công suất thiết kế, tuyệt đối ko để gián đoạn nguồn cung.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công, triển khai các dự án đã đang và sẽ thực hiện trong năm 2023 và 2024, nhất là các dự án trọng điểm. EVN và Tổng công ty truyền tải điện tập trung cao độ triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 theo đúng tiến độ đã đề ra.

Bộ Công Thương yêu cầu EVN trình cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào - Ảnh 2.

Cần 56,48 triệu tấn than cho sản xuất điện năm 2024.

EVN căn cứ nhu cầu, khả năng nhập khẩu điện từ Lào để khẩn trương nghiên cứu, đề xuất trong tháng 12/2023, về triển khai đường dây truyền tải mới từ Lào về Việt Nam, để kêu gọi đầu tư nhằm nâng công suất nhập khẩu điện từ Lào. 

EVN cũng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện tốt công tác truyền thông về hoạt động điện lực và việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong toàn xã hội.

Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu vụ Dầu khí và Than chủ trì cùng EVN, TKV, PVN, TCT Đông Bắc, PvGas và các đơn vị liên quan, rà soát, điều chỉnh kế hoạch cung ứng than để sản xuất điện theo từng quý, căn cứ biểu đồ cung cấp than năm 2024.

Các doanh nghiệp được yêu cầu xây dựng biểu đồ cung cấp than, dự trữ than hàng tháng gửi về đơn vị chuyên môn của Bộ. Các nhà máy điện than cần nhập và dự trữ than, khí, để phục vụ cho phát điện trong mọi tình huống.

Bộ Công Thương yêu cầu EVN trình cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào - Ảnh 3.

Công suất sản xuất năng lượng tái tạo của Việt Nam đang đứng đầu ASEAN, nhưng khi thời tiết biến động thường bị ảnh hưởng, EVN mua điện từ Lào để đáp ứng như cầu điện trong nước. Ảnh: EVN

Đồng thời, khẩn trương đàm phán để ký hợp đồng nhập khẩu than, cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện, thực hiện nghiêm các hợp đồng đã ký. Các đơn vị phải đề xuất cơ chế đặc thù cho nhập khẩu than, nhất là nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam. Có giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận than về Việt Nam; ký hợp đồng nguyên tắc với đối tác Lào cụ thể về sản lượng, và sẽ thực hiện ngay sau khi Hiệp định được thông qua.

Theo kịch bản cung ứng điện năm 2024, EVN cho biết dự kiến TKV và Tổng công ty Đông Bắc sẽ cung cấp 56,48 triệu tấn than cho sản xuất điện. Trong đó, TKV cấp khoảng 46,48 triệu tấn và Tổng công ty Đông Bắc khoảng 10 triệu tấn. 

TKV cho biết để có đủ nguồn cung ứng 46,48 triệu tấn than cho sản xuất điện, dự kiến sẽ cần nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn.

Theo thỏa thuận cấp cao giữa hai nước Việt Nam – Lào, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than.

Việc nhập khẩu điện, than từ Lào không chỉ giúp phát triển kinh tế giữa hai nước, mà còn thực hiện mục tiêu kép về an ninh quốc phòng và cung ứng năng lượng cho nền kinh tế.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ra hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo tại TP.HCM

Ra hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo tại TP.HCM

UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.

Giá nhà leo thang, người trẻ đau đầu với bài toán mua nhà

Giá nhà leo thang, người trẻ đau đầu với bài toán mua nhà

Giá nhà cứ tăng chóng mặt nhưng thu nhập và lương của người lao động lại không xê dịch khiến giấc mơ sở hữu bất động sản của thế hệ trẻ ngày càng xa vời.

Aeon đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Aeon đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Aeon liên tục khai trương các trung tâm thương mại và siêu thị tại Việt Nam gần đây. Họ cũng có ý định mở tiếp một số trung tâm thương mại ở những tỉnh thành khác. Đại gia bán lẻ Nhật Bản này đang làm ăn ra sao?

Thương vụ lịch sử của Vinhomes có làm tăng lợi ích cổ đông?

Thương vụ lịch sử của Vinhomes có làm tăng lợi ích cổ đông?

Vinhomes, thương hiệu bất động sản hàng đầu trong nước, sắp mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ. Khi thương vụ lịch sử này hoàn tất, vốn điều lệ của VHM sẽ giảm, số lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng giảm, chỉ số thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) sẽ tăng.

Những cách mix blazer đi làm đi chơi đều đẹp cho nàng

Những cách mix blazer đi làm đi chơi đều đẹp cho nàng

Giới thiệu đến các thanh nữ để tham khảo một số kiểu phối áo vest, blazer đi làm, đi chơi đều tiện dưới đây.

Món ăn khiến khách Tây sợ hãi nhưng nhiều người Việt muốn thử

Món ăn khiến khách Tây sợ hãi nhưng nhiều người Việt muốn thử

Món ăn này được nhiều người Việt ưa thích nhưng không ít du khách nước ngoài kinh sợ khi nhìn thấy. Bởi vì tiết canh được làm từ huyết động vật trộn với nội tạng, sụn, thịt và đậu phộng rang.