Thứ tư, 16/10/2024

Các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu có hướng đi khác biệt

20/06/2023 7:07 AM (GMT+7)

Từ việc tạm dừng tăng lãi suất tới nới lỏng, các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã có những động thái trái chiếu về chính sách tiền tệ trong tuần qua.

Từ việc tạm dừng tăng lãi suất tới nới lỏng, các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã có những động thái trái chiếu về chính sách tiền tệ trong tuần qua.

Theo CNBC, thay vì đồng loạt thắt chặt chính sách tiền tệ như thời gian trước, các cơ quan quản lý của nhiều nước gần đây đã chọn những hướng đi khác nhau.

Cụ thể, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất vào ngày 15/6 với triển vọng lạm phát xấu đi, khiến nhà đầu tư dự báo thêm nhiều lần tăng lãi suất hơn trong khu vực đồng tiền chung này.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại quyết định tạm dừng tăng lãi suất. Ngay trước đó vài ngày, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất cho vay trung hạn để kích thích nền kinh tế. Tại Nhật Bản, nơi lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu, ngân hàng trung ương vẫn giữ vững chính sách siêu nới lỏng.

Các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu có hướng đi khác biệt - Ảnh 1.

Các đồng USD, nhân dân tệ, yen và euro. Ảnh: Ullstein Bild.

Một sự phân kỳ mới

Nhận xét về điều này, ông Carsten Brzeski - Giám đốc vĩ mô toàn cầu của ngân hàng ING - cho biết: "Những gì các ngân hàng trung ương đang làm trong thời gian này đã cho thấy một sự phân kỳ mới về cách các nước tiếp cận chính sách tiền tệ, đồng thời thể hiện tình cảnh nền kinh tế toàn cầu không còn đồng bộ với những chu kỳ rất khác nhau".

Ở châu Âu, lạm phát đã giảm nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của ECB. Trường hợp này tương tự tại Vương quốc Anh, với Ngân hàng trung ương Anh (BOA) dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tuần tới sau khi công bố dữ liệu lao động rất tích cực.

Còn về phía Fed, dù cơ quan này quyết định tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6 nhưng cho biết sẽ còn 2 lần tăng lãi suất trong năm nay, đồng nghĩa với việc chu kỳ tăng lãi suất của Fed chưa hoàn tất.

Tuy nhiên, bối cảnh tại châu Á lại khác. Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ, với nhu cầu trong và ngoài nước đều suy yếu, khiến cho các nhà hoạch định chính sách phải nới lỏng để kích thích hoạt động kinh tế.

Còn Nhật Bản - quốc gia trải qua nhiều năm giảm phát, ngân hàng trung ương cho biết lạm phát dự kiến giảm vào cuối năm nay.

"Mỗi ngân hàng trung ương đều đang cố gắng giải quyết vấn đề cho nền kinh tế của riêng mình, bao gồm xem xét thay đổi trong điều kiện tài chính áp đặt từ nước ngoài," ông Erik Nielsen, cố vấn kinh tế trưởng tại UniCredit cho biết.

Sự tác động đến thị trường

Theo Reuters, nhìn chung các động thái nói trên đều tác động nhiều đến thị trường.

Vào ngày 16/6, tỷ giá EUR/JPY đã chạm mức cao nhất trong 15 năm nhờ phân kỳ chính sách tiền tệ giữa hai bên. Cùng lúc đó, tỷ giá EUR/USD cũng đã vượt qua ngưỡng 1,09 sau quyết định tăng lãi suất của ECB.

Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 2 năm chạm mức cao nhất trong 3 tháng vừa qua, do nhà đầu tư kỳ vọng rằng ECB sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt trong ngắn hạn.

"Sự phân kỳ này đang dần trở nên hợp lý. Trước đây, các ngân hàng trung ương lớn còn rất nhiều dư địa thắt chặt, nhưng bây giờ, việc họ ở các giai đoạn khác nhau sẽ dẫn đến những quyết định khác nhau phải được đưa ra, và điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư", ông Konstantin Veit, nhà quản lý danh mục tại PIMCO cho biết.

Các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu có hướng đi khác biệt - Ảnh 3.

Động thái tạm dừng tăng lãi suất của Fed gây ra nhiều tranh cãi giữa giới chuyên môn. Ảnh: TTXNV.

Trong khi đó, khi được hỏi cảm nhận về động thái tạm dừng của Fed, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã trả lời: "Chúng tôi không nghĩ đến việc tạm dừng. Chúng tôi chưa đến đích," bà nói và cảnh báo một lần tăng lãi suất nữa vào tháng 7.

Đối với một số nhà kinh tế, sớm muộn gì ECB cũng phải đối mặt với tình huống tương tự như Fed. "Fed đang đi trước ECB và kinh tế Mỹ cũng đi trước Eurozone vài quý. Điều này có nghĩa là, muộn nhất sau cuộc họp tháng 9, ECB cũng sẽ đối mặt với vấn đề tạm dừng hay không," ông Brzeski cho hay.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất ngờ xuất hiện 'người chủ' lớn mới của Eximbank

Bất ngờ xuất hiện 'người chủ' lớn mới của Eximbank

Vietcombank (VCB) nắm giữ 4,51% vốn điều lệ của Eximbank trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại EIB sau tập đoàn đa ngành Gelex.

Giá thuê văn phòng TP.HCM tiếp tục tăng

Giá thuê văn phòng TP.HCM tiếp tục tăng

Thị trường văn phòng cho thuê ở TP.HCM dù được bổ sung nguồn cung dồi dào trong quý 3 năm nay nhưng đà tăng giá thuê vẫn chưa ngừng lại.

Kẻ vui, người buồn với lợi nhuận các ngân hàng

Kẻ vui, người buồn với lợi nhuận các ngân hàng

Không ít ngân hàng đã đạt lợi nhuận khá tích cực trong 9 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, ngược với đà tăng trưởng đó, cũng có nhà băng cho thấy xu hướng đi lùi.

WB sẽ huy động hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ các nước khó khăn

WB sẽ huy động hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ các nước khó khăn

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết sẽ phải huy động số tiền cao kỷ lục để giúp các nước thu nhập thấp, những nơi bị thiên tai và các nước không đủ lương thực cho người dân.

Bamboo Airways khai thác đường bay đến Bangkok sau 1 năm tạm dừng

Bamboo Airways khai thác đường bay đến Bangkok sau 1 năm tạm dừng

Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM

Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.