Thứ năm, 19/09/2024

Hành trình thoát nợ đầy gian nan của bầu Đức

09/08/2024 10:25 AM (GMT+7)

Chấm dứt tình trạng lỗ lũy kế là mong đợi cao nhất của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG). Tuy nhiên, hành trình này cứ như con thuyền đang đi qua khu vực nhiều ghềnh thác lớn.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vào tháng 5 vừa qua, ông Đức -- người thường được gọi là bầu Đức nhờ tình yêu mãnh liệt dành cho bóng đá Việt Nam -- cho biết HAGL phấn đầu bằng mọi cách để xóa lỗ lũy kế vào cuối năm nay và sang năm 2025 hết lỗ lũy kế để cổ đông vui. Mảng nông nghiệp của công ty cũng có kế hoạch IPO (bán cổ phần lần đầu ra công chúng) để gia tăng giá trị của HAGL.

Hành trình thoát nợ đầy gian nan của bầu Đức - Ảnh 1.

Bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức) là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh tư liệu

Báo cáo tài chính quý 2/2024 của HAGL cho thấy công ty bầu Đức mang về khoản doanh thu thuần đạt hơn 1.518 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn thu từ trái cây tăng 98% so với cùng kỳ lên 1.116 tỷ đồng, chiếm 74% doanh thu. Doanh thu bán heo giảm 28% xuống 320 tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá ghi nhận giảm 84% xuống còn 58 tỷ đồng.

Nhờ giá vốn giảm tới 19% xuống còn 1.030 tỷ đồng, lợi nhuận gộp của công ty bầu Đức trong quý 2 đạt hơn 488 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Trừ đi các chi phí và thuế, HAGL đạt lợi nhuận trước thuế 260 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 281 tỷ đồng, gấp hơn 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Qua quý 1 và 2 năm 2024, HAGL ghi nhận 2.759 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 507 tỷ đồng, tăng 32%. Nhờ đó, công ty của bầu Đức thu hẹp lỗ luỹ kế cuối quý xuống còn 904 tỷ đồng.

Cho cả năm 2024, bầu Đức đặt mục tiêu doanh thu 7.750 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.320 tỷ đồng cho HAGL, theo thứ tự: Tăng 20% và giảm 26% so với năm ngoái. Qua 6 tháng, kết quả thực hiện cho thấy đã đạt 36% mục tiêu doanh thu và 38% mục tiêu lợi nhuận năm.

Theo báo cáo trên, tại thời điểm 30/6/2024, HAGL có 2.218,9 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng; 1.329 tỷ đồng trái phiếu thường trong nước đến hạn trả trong vòng 1 năm; 339,8 tỷ đồng vay dài hạn ngân hàng đến hạn trả trong vòng 1 năm và 57,7 tỷ đồng vay dài hạn tổ chức khác đến hạn trả trong vòng 1 năm.

Những chủ nợ lớn của HAGL hiện nay

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) là chủ nợ lớn nhất của HAGL với số dư nợ cho vay lên tới 1.528,8 tỷ đồng, gấp đôi thời điểm 31/12/2023.

Hiện nay, Công ty Chứng khoán LPBank là cổ đông lớn tại HAGL. Theo tài liệu do công ty bầu Đức công bố đầu tháng 5/2024 (dịp Đại hội đồng cổ đông): Chứng khoán LPBank và những người có liên quan nắm giữ 89,63 triệu cổ phiếu HAG, chiếm tỉ lệ 8,47% vốn điều lệ.

Ngoài ra, ông Bùi Lê Quang -- Trưởng Ban kiểm soát tại hai công ty là CTCP Du lịch Kim Liên và Chứng khoán LPBank -- được bầu làm thành viên mới trong HĐQT HAGL tại đại hội. Bầu Đức nhấn mạnh tại sự kiện: "Chúng tôi có nguồn vốn tới 5.000 tỷ đồng từ LPBank có thể vay để đầu tư".

Bầu Đức cũng nêu ra kế hoạch IPO: "Chúng tôi đã ký hợp đồng với Chứng khoán LPBank để tư vấn IPO cho Công ty chăn nuôi Gia Lai. Công ty này có lãi 3 năm liên tiếp, vốn điều lệ 1.900 tỷ đồng, do HAGL sở hữu 85%, không thua gì các công ty nông nghiệp đang niêm yết trên sàn vì sở hữu 2.000 hectare đất nông nghiệp và hệ thống trang trại nuôi heo lớn. Nếu IPO thành công, công ty con này cũng sẽ đem lại nguồn lực lớn cho chúng tôi".

Thuyết minh tài chính mới nhất từ HAGL cũng cho thấy dư nợ tại Ngân hàng TPBank giảm mạnh từ 848 tỷ đồng hồi cuối năm còn 411 tỷ đồng vào cuối quý 2; tại Sacombank giảm từ 751,2 tỷ đồng còn 278,9 tỷ đồng.

HAGL có khoản nợ 4.248 tỷ đồng trái phiếu thường trong nước do ngân hàng BIDV và Chứng khoán BSC thu xếp phát hành, trong đó, trái phiếu dài hạn là 2.899,9 tỷ đồng và trái phiếu dài hạn đến hạn trả trong vòng 1 năm là 1.329 tỷ đồng.

Hành trình thoát nợ đầy gian nan của bầu Đức - Ảnh 2.

Chuối Bolaven của Hoàng Anh Gia Lai bán tại TP.HCM. Ảnh tư liệu

Dự kiến thanh toán nợ trái phiếu cho BIDV của bầu Đức

Trong văn bản công bố thông tin bất thường trong tháng 7/2024 về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu, HAGL cho biết 30/6 là ngày thanh toán lãi định kỳ theo kế hoạch đối với mã trái phiếu HAGLBOND16.26 với số tiền lãi phải thanh toán hơn 139,6 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 30/6, HAGL có số tiền lãi chậm thanh toán hơn 3.349 tỷ đồng và số tiền gốc chậm thanh toán là 1.015 tỷ đồng.

HAGL thuyết minh nguyên nhân chậm thanh toán là chưa nhận đủ nguồn tiền từ khoản nợ của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã chứng khoán: HNG, Chủ tịch HĐQT: tỷ phú Trần Bá Dương, cũng là Chủ tịch HĐQT tập đoàn đa ngành Thaco) và chưa thanh lý được một số tài sản không sinh lợi của công ty. 

Theo HAGL, hiện tại đã đạt được thỏa thuận lộ trình trả nợ 3 bên (HAGL, HAGL Agrico, ngân hàng). Theo thuyết minh trong báo cáo tài chính, tại thời điểm 30/6, khoản cho vay ngắn hạn của HAGL đối với nhóm HAGL Agrico còn 1.120,2 tỷ đồng.

Dự kiến của bầu Đức là sẽ thanh toán phần còn lại cho ngân hàng BIDV là vào quý 3 này.

Nhờ kết quả kinh doanh có lãi trong nửa đầu năm, tính đến ngày 30/6, HAGL đã giảm lỗ lũy kế xuống dưới ngưỡng 1.000 tỷ đồng: còn 903,8 tỷ đồng.

Bầu Đức đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay đạt 1.320 tỷ đồng cho HAGL. So với lỗ lũy kế ngày 30/6, mục tiêu này cao hơn khoảng 420 tỷ đồng. Nếu đạt được 100% mục tiêu trên, tình hình lỗ lũy kế của HAGL sẽ được tiếp tục cải thiện. 

Tuy nhiên, tình hình lỗ lũy kế của HAGL Agrico (mã HNG, sàn HoSE) cũng ở mức độ báo động: Kết thúc quý 2/2024, lỗ luỹ kế của HNG đã vượt mốc 8.400 tỷ đồng. Cuối tháng 7 vừa qua, HoSE ra thông báo huỷ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HNG do thua lỗ 3 năm liên tục. Theo thông báo, năm 2021, HNG lỗ 1.120 tỷ đồng, 2022 ghi nhận mức lỗ gần 3.580 tỷ đồng và 2023 lỗ gần 1.100 tỷ đồng.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của HAGL Agrico trong tháng 5/2024, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT HAGL Agrico - cho biết nếu cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn HoSE và chuyển xuống giao dịch tại sàn UPCoM, công ty vẫn công bố thông tin minh bạch với 33.000 cổ đông như trên HoSE và sẽ trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Yêu cầu các hãng hàng không có biện pháp để giảm thiểu khách bị từ chối nhập cảnh

Yêu cầu các hãng hàng không có biện pháp để giảm thiểu khách bị từ chối nhập cảnh

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng đang khai thác các chuyến bay thường lệ quốc tế đến Việt Nam có biện pháp hiệu quả để giảm thiểu hành khách bị từ chối nhập cảnh.

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn đảo chiều

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn đảo chiều

Bước vào 6 tháng cuối năm 2024, mức độ quan tâm đến một số phân khúc bất động sản của nhà đầu tư có xu hướng gia tăng tạo tín hiệu tích cực cho thị trường.

Thử thách cho chuyển đổi xanh không chỉ là nguồn vốn

Thử thách cho chuyển đổi xanh không chỉ là nguồn vốn

Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam còn quá non trẻ nên chưa thể hỗ trợ hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh vì mục tiêu phát triển bền vững.

Thiên đường chim giữa biển khơi

Thiên đường chim giữa biển khơi

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục Hòn Trứng, thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo, là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam.

Úc hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống điện tin cậy, giá cả phải chăng và giảm phát thải carbon

Úc hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống điện tin cậy, giá cả phải chăng và giảm phát thải carbon

Đó là những góc nhìn thực tiễn từ Australia cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

Thúc đẩy giao thương doanh nghiệp chế tạo tại FBC ASEAN 2024

Thúc đẩy giao thương doanh nghiệp chế tạo tại FBC ASEAN 2024

Từ ngày 18 - 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) phối hợp với Công ty NC NetWork Việt Nam tổ chức Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo (FBC ASEAN 2024) với chủ đề “Hành trình từ linh kiện đến sản phẩm hoàn chỉnh”